Xin hỏi luật sư về thế chấp tài sản của gia đình

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Thưa Luật sư Thùy Vân Tôi năm nay 28 tuổi (đã thành lập gia đình và ở riêng được 1 năm), em tôi 21 tuổi đang là sinh viên. Năm 2008 Ba mẹ tôi thế chấp căn nhà do ông bà mua vào năm 2005 nhưng đăng ký sở hữu là "Hộ gia đình", khi thế chấp vay vốn tại ngân hàng thì 2 anh em tôi không biết mà chỉ Ba và mẹ tôi thế chấp thôi a; việc kinh doanh của ông thua lỗ (ông kinh doanh Chứng khoán và 1 phần do cá độ hay đánh bài bạc gì đó nhưng khi hồ sơ vay vốn thì ông bảo là sửa chữa nhà); Nay sau nhiều lần không trả được nợ đúng hạn nên ngân hàng đang thông báo yêu cầu phát mãi tài sản để thu nợ nhưng 2 anh em tôi không đồng ý, và chúng tôi nghĩ hợp đồng thế chấp ngôi nhà này chưa được sự đồng ý của tôi và em tôi vì mặc dù không góp tiền trực tiếp vào mua nhà như cũng có công sức của 2 anh em trong việc phụ giúp ba mẹ sản xuất (Mẹ tôi bán hàng và Ba tôi làm thợ cữa sắt tại nhà). Vậy bây giờ tôi Phải làm sao để không phải giao nhà thưa luật Sư? trong trường hợp này do Ba Mẹ tôi thế chấp sai? do Ngân hàng sai? hay cơ quan công chứng sai ạ? Tôi đang cần được tư vấn. Xin cảm ơn LS.
    • Chào bạn,

      Theo như thông tin bạn cung cấp tôi xin có tư vấn như sau:

      Theo điều 106,107,108,109 Bộ luật dân sự 2005 thì hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dận sự; Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập...; “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ 15 tuổi trở lên đồng ý”.

      Tuy nhiên, việc dựa vào giấy tờ nào, hay xác định các thành viên hộ gia đình dựa vào tiêu chí nào thì pháp luật lại chưa có qui định. Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dân sự nêu tại Điều 106 ở trên không thể đồng nghĩa hoàn toàn với hộ gia đình ghi trong sổ hộ khẩu gia đình, bởi vì sổ hộ khẩu gia đình chỉ sử dụng cho mục đích đăng ký để quản lý nhân khẩu thường trú của hộ gia đình.

      Với lại, việc đăng ký hộ khẩu thường trú thường xuyên có biến động do cắt đi, tách hộ, nhập hộ, thậm chí nhập nhờ.

      Quy định tại Điều 721 về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp như sau:

      Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án.

      Như vậy nếu gia đình bạn không đồng ý về việc xử lý tài sản thế chấp thì muốn phát mãi tài sản thì ngân hàng phải làm thủ tục khởi kiện ra tòa án,lúc đó bạn có quyền đưa ra yêu cầu của mình và có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu đó.

      Chào thân ái
      Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn