Xin tư vấn luật thi hành án, tranh chấp tài sản thế chấp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/09/2016

Tôi có vướng mắc trong cuộc sống liên quan đến pháp luật và rất cần sự tư vấn của Luật sư và tổ chức pháp lý, những người nắm về pháp luật. Sự việc như sau: Anh hai tôi (tên C) có vay của ngân hàng Agribank số nợ là 920.000.000đ (Hợp đồng vay dài hạn). Tài sản thế chấp là: 1. QSDĐ do hộ ông Nguyễn Hoàng C đứng tên. DT: 23.200 m2. (Ngày cấp: năm 2009). 2. QSDĐ do hộ ông Nguyễn Văn A đứng tên (đã ủy quyền cho ông C đứng vay). DT: 8.500 m2. (Ngày cấp: năm 2000). Thành viên hộ gia đình (theo hộ khẩu) gồm: 1. Ông Nguyễn Văn A - Chủ hộ (là thương binh, người đang hưởng chế độ bị nhiễm chất độc hóa học). 2. Bà Nguyễn Thị B - Vợ ông A. 3. Ông Nguyễn Hoàng C. SN: 1980 4. Ông Nguyễn Khánh D. SN: 1982 5. Bà Nguyễn Thị E. SN: 1985. 6. Bà Nguyễn Thị Bích K. SN: 1992 (bị bệnh bẩm sinh, đang hưởng chế độ là con người bị nhiễm chất độc hóa học). 7. Bà Võ Kim M - Vợ ông C (cưới từ năm 2004) 8. Con ông C & bà M (sinh năm 2004). Nay ông Xuân làm ăn thua lỗ, thất bị nên không khả năng chi trả. Ngân hàng kiện ra tòa, tòa án xét xử tuyên ông C phải trả nợ. Nếu không trả nợ thì đề nghị thi hành án tài sản đã thế chấp. Tuy nhiên, trong hợp đồng thế chấp ngân hàng, hợp đồng vay của ngân hàng chỉ có 4 người đồng ý ký tên vào - đó là ông A, bà B, ông C, bà M biết và đồng ý ký tên vào. Còn tất cả những thành viên còn lại không hay biết gì hết. Nay tài sản trên bị thi hành án. Nhưng chúng tôi không đồng ý, chúng tôi muốn giữ lại phần tài sản của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi tha thiết xin tư vấn hỗ trợ pháp lý để đòi lại công bằng của chúng tôi. Ghi chú: Chúng tôi đã có kháng cáo tòa phúc thẩm xem xét, tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm xét xử qua loa, mặc định vụ án theo phán xét của tòa sơ thẩm. Thời gian phúc thẩm không được 15 phút (bao gồm cả thời gian nghị án và tuyên án). Vì thế, chúng tôi còn tha thiết muốn xin giám đốc thẩm bản án phúc thẩm vì sự vô trách nhiệm, bất công của người hành pháp đối với người dân chúng tôi. Tôi kính mong, quý Luật sư giúp đỡ tôi - hướng dẫn tôi để gia đình tôi không bị thế lực đen tối ăn hiếp và chiếm đoạt tài sản. Gia đình tôi còn cha mẹ già, em bệnh tật nhưng tòa án không quan tâm đến quyền được bảo vệ quyền lợi của họ. Rất mong sớm được hồi đáp. Chân thành cám ơn.

    • Nếu bản án trong vụ án nêu trên có một trong các căn cứ sau đây theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì bạn có thể gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyến để được xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

      " Điều 282. Tính chất của giám đốc thẩm

      Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

      Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

      Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

      1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

      2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

      3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

      Điều 285. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

      1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

      2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

      Điều [Điểm neo] 286. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

      1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

      2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.".

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn