Bảo vệ uy tín, danh dự của cá nhân sau khi chết

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/05/2019

Nhạc sĩ Sương mất vào ngày 21/01/2018. Thông tin này được báo chí đăng tải chính thức trên mặt báo. Tuy nhiên có tờ báo Kplus lại đưa thông tin sai sự thật về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhạc sĩ Sương nhằm bôi nhọ uy tín và danh dự của ông. Xin hỏi, hành vi trên có vi phạm pháp luật không và nếu có thì ai sẽ là người bảo vệ cho uy tín, danh dự của ông? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

    • Bảo vệ uy tín, danh dự của cá nhân sau khi chết
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

      - Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

      - Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

      - Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

      - Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

      - Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

      - Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

      Như vậy vợ, chồng hoặc con thành niên hoặc cha mẹ của nhạc sĩ Sương có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin sai sự thật về S, yêu cầu gỡ bỏ và cải chính trên phương tiện truyền thông đại chúng; đồng thời yêu cầu bồi thường đối với thông tin sai sự thật.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn