Có vi phạm nhãn hiệu hàng hóa khi 02 công ty đăng ký ở 02 quốc gia khác nhau không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/06/2019

Công ty tôi và công ty ANZ cùng sản xuất sản phẩm gạo hữu cơ theo công nghệ Bionic. Công ty tôi đăng ký cấp GCN nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam trước, sau này công ty ANZ đăng ký tại Lào. Công ty ANZ thuê 01 công ty in bao bì sản phẩm tại Việt Nam để xuất bán sang Lào bán. Xin hỏi như vậy công ty ANZ có vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa không? Công ty tôi có thể yêu cầu hải quan hoãn thủ tục xuất khẩu của công ty ANZ và phạt công ty ANZ vì vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa không?

    • Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thường bị giới hạn trong:

      + Phạm vi quốc gia (tức là nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận ở quốc gia nào chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia đó)

      + Phạm vi ngành nghề mà người nộp đơn đăng ký bảo hộ (tức là Người nộp đơn chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực mà mình được cấp văn bằng bảo hộ).

      Đồng thời, Nghị định thư Madrid có hiệu lực đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày hôm nay 07/03/2016. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Lào, bên cạnh việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Đăng ký Nhãn hiệu Lào, nay đã có thêm một lựa chọn khác là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo Nghị định thư Madrid. (Theo quy định của Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

      Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid (hệ thống Madrid) cho phép cá nhân, doanh nghiệp thuộc một quốc gia thành viên đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia thành viên khác thông qua việc nộp một đơn đăng ký duy nhất. Thành viên mới nhất của hệ thống Madrid là nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đưa số quốc gia thành viên hệ thống Madrid lên 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 5 nước ASEAN gồm Việt Nam, Singapore, Philippines, Campuchia và Lào.

      Như vậy, nếu cả 02 công ty chỉ đăng ký nhãn hiệu tại 02 quốc gia khác nhau và không đăng ký bảo hệ thêm tại các quốc gia khác theo hệ thống Madrid thì sẽ không phát sinh tranh chấp trong trường hợp này.

      Có thể xác định là 02 công ty sản xuất 02 sản phẩm gạo hữu cơ theo công nghệ Bionic khác nhau nhưng cùng chủng loại, phân khúc thị trường. Do đó, nhãn hiệu của công ty bạn được bảo hộ tại Việt Nam, của ANZ thì tại Lào. Nếu ANZ chỉ bán sang Lào thì công ty bạn không có căn cứ để khởi kiện và không có căn cứ để yêu cầu hải quan hoãn hay phạt khi ANZ xuất khẩu.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn