Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/11/2016

Tôi có một tình huống như thế này anh Nguyễn Văn A có 1 thời gian làm việc trong công ty Cường Thịnh tại Đà Nẵng. Nay A về Quãng Ngãi thành lập 1 công ty tên là Cường Tiến. Tuy nhiên do biết công ty Cường Thịnh chưa đăng kí bảo hộ logo đã yêu cầu tôi vẽ 1 logo gần giống với logo Cường Thịnh. Vậy logo đó có thể được đăng ký bảo hộ không? Vì sao? Tôi có nên làm theo yêu cầu của anh A không? Vì sao? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu như sau:

      a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

      b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

      c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

      d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh."

      Theo đó, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp).

      Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu không thực hiện việc đăng ký thì đồng nghĩa với việc chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó.

      Do đó, việc một người khác sử dụng hoặc thiết kế một nhãn hiệu tương tự không đồng nghĩa với việc xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chưa thực hiện thủ tục đăng ký. Người nào thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật sở hữu trí tuệ 2005 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn