Điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

Hiện tại sắp tới tôi có ý định mở xưởng và công ty kinh doanh chả cá Nha Trang nhưng tôi không biết điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì? Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

      Căn cứ Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005' onclick="vbclick('1B6E', '370730');" target='_blank'>Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cụ thể như sau:

      Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

      1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

      2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

      Theo đó, với quy định này thì khi bạn muốn kinh doanh sản phẩm chả cá Nha Trang thì cần phải đáp ứng hai điều kiện nêu trên mới có thể được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý.

      2. Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

      Tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005' onclick="vbclick('1B6E', '370730');" target='_blank'>Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019' onclick="vbclick('644F7', '370730');" target='_blank'>Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, cụ thể như sau:

      Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

      1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;

      2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

      3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;

      4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

      Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu một sản phẩm thuộc các trường hợp được dẫn chiếu như trên sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn