Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa được lắp ráp tại Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Doanh nghiệp của tôi nhập khẩu linh phụ kiện ô tô về lắp ráp. Sau đó, dán tem nhãn của nhà sản xuất (giống như khi nhập khẩu ô tô nguyên chiếc) thì có được không? Khi làm như vậy có vi phạm luật sở hữu trí tuệ hay pháp luật khác không? Nếu không được thì với mức độ lắp ráp như thế nào (tỷ lệ % của thiết bị nhập khẩu để lắp ráp) thì được sử dụng nhãn mác, thương hiệu của nhà sản xuất? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo như bạn trình bày, doanh nghiệp bạn nhập khẩu linh phụ kiện ô tô về lắp ráp tại Việt Nam. Dán tem nhãn của nhà sản xuất (giống như khi nhập khẩu ô tô nguyên chiếc) về Việt Nam, theo quy định doanh nghiệp bạn không được phép dán tem nhãn của nhà sản xuất chiếc ô tô này ở nước ngoài bởi việc lắp ráp là khác nhau, nguồn gốc chiếc ô tô này là được sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp bạn có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP như sau:

      Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

      1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

      2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

      Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

      3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn.

      Điều 11 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá:

      1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

      a) Tên hàng hoá;

      b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

      c) Xuất xứ hàng hoá.

      2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

      Như vậy, doanh nghiệp bạn phải có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định trên. Đối với hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam thì doanh nghiệp bạn có thể ghi nhãn phụ. Việt sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu nhà sản xuất trừ trường hợp nhà sản xuất nơi sản xuất tại Việt Nam thì có thể sử dụng nhãn hiệu và thương hiệu của nhà sản xuất, nếu không thì doanh nghiệp bạn không được phép sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của nhà sản xuất ở nước ngoài.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa được lắp ráp tại Việt Nam. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 89/2006/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn