Mẫu thiết kế quần áo đăng lên mạng xã hội có được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi bị đánh cắp không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/12/2022

Mẫu thiết kế quần áo đăng lên mạng xã hội có được bảo hộ không? Có được xin cấp văn bằng bảo hộ với kiểu dáng đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi hay không? Nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Chào anh/chị, gần đây tôi có thiết kế một số mẫu quần áo và đăng lên mạng xã hội nhằm giới thiệu trước sản phẩm, một thời gian sau tôi thấy một người khác dùng hình ảnh và mẫu thiết kế của tôi để kinh doanh trên mạng xã hội. Cho tôi hỏi, mẫu thiết kế trên tôi chưa đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì có được bảo vệ không? Trong trường hợp bên kia đã đăng ký bảo hộ với mẫu thiết kế của tôi thì tôi có thể đăng ký bảo hộ nữa không?

Mong được giải đáp!

    • 1. Mẫu thiết kế quần áo đăng lên mạng xã hội có được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không?

      Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005' onclick="vbclick('1B6E', '382601');" target='_blank'>Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019' onclick="vbclick('644F7', '382601');" target='_blank'>Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

      a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

      Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

      Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, hiện tại các mẫu thiết kế của bạn chưa được bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp và để được bảo hộ về các mẫu thiết kế trên bạn cần làm thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ.

      2. Có được xin cấp văn bằng bảo hộ với kiểu dáng đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi hay không?

      Theo quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005' onclick="vbclick('1B6E', '382601');" target='_blank'>Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên như sau:

      1. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

      2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

      3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

      Theo quy định nói trên, khi người khác đã đăng ký bảo hộ với thiết kế nói trên thì bạn không thể đăng ký bảo hộ nữa, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên. Do văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất hoặc người sớm nhất đáp ứng các yêu cầu để được cấp văn bằng bảo hộ.

      Do đó, nếu như bạn đã tạo ra thiết kế hãy nhanh chóng đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ và được bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm của mình tránh trường hợp bị đánh cắp quyền lợi.

      3. Làm thế nào để nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp?

      Theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005' onclick="vbclick('1B6E', '382601');" target='_blank'>Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019' onclick="vbclick('644F7', '382601');" target='_blank'>Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về việc nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

      1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

      2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

      3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

      Theo đó, đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp ở hình thức văn bản dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến theo quy định nói trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn