Nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/12/2022

Nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào? Nhiệm vụ thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào? Nhiệm vụ phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đến năm 2030? 

Xin được giải đáp.

    • Nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 7 Thông tư 75/2021/TT-BTC' onclick="vbclick('77636', '383056');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ như sau:

      1. Các nội dung hỗ trợ gồm:

      a) Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ;

      b) Khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ;

      c) Quản lý và sử dụng biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia, hỗ trợ sử dụng biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia ở trong và ngoài nước;

      d) Khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam;

      đ) Quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ. Hỗ trợ tư vấn định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại và nhãn hiệu.

      2. Nhiệm vụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.

      2. Nhiệm vụ thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào?

      Theo Điều 8 Thông tư 75/2021/TT-BTC' onclick="vbclick('77636', '383056');" target='_blank'>Điều 8 Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định nhiệm vụ thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

      1. Hỗ trợ kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

      2. Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

      Ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng (bao gồm cả chi phí điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc, in ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan); chi công chuyên gia xác định, lựa chọn sản phẩm, tra cứu đánh giá sản phẩm được bảo hộ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.

      3. Nhiệm vụ phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đến năm 2030?

      Tại Điều 9 Thông tư 75/2021/TT-BTC' onclick="vbclick('77636', '383056');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định nhiệm vụ phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ như sau:

      1. Các nội dung hỗ trợ gồm:

      a) Nâng cao năng lực của tổ chức trung gian tham gia hoạt động kiểm soát, quản lý các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;

      b) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và giống cây trồng; tổ chức đại diện, quản lý và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

      c) Phát triển dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tư vấn về quản trị, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học.

      2. Nhiệm vụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 7 Thông tư 75/2021/TT-BTC Tải về
    • Điều 8 Thông tư 75/2021/TT-BTC Tải về
    • Điều 9 Thông tư 75/2021/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn