Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Khi thiết kế nhãn hiệu cần chú ý những gì để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
    • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy, để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác và để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì khi thiết kế, nhãn hiệu cần tránh những yếu tố sau:

      - Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;

      - Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia.

      - Ký hiệu thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và nhớ được (ví dụ như ký hiệu bằng chữ Lào, chữ Trung Quốc…) ký tự có nguồn gốc La-tinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số hoặc mặc dù có cả hai nhưng không thể đọc được, trừ trường hợp được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác (ví dụ nhãn hiệu chỉ đơn thuần là 3 chữ cái ABC mà không được trình bày dưới dạng đồ họa…)

      - Nhãn hiệu gồm quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể ghi nhớ được.

      - Ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt (ví dụ Sâmpanh…)

      - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác (ví dụ như nhãn hiệu bia 333…)

      - Dấu hiệu là hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản dấu là hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

      - Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ.

      Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn