Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng phụ gia thực phẩm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/05/2018

Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng phụ gia thực phẩm gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kim Yến hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về cách ghi nhãn hàng hóa. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nội dung bắt buộc trên nhãn hàng phụ gia thực phẩm gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.  

    • Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng phụ gia thực phẩm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, theo đó:

      Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng phụ gia thực phẩm gồm:

      a) Định lượng;

      b) Ngày sản xuất;

      c) Hạn sử dụng;

      d) Thành phần định lượng;

      đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

      e) Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm”;

      g) Thông tin cảnh báo (nếu có).

      Cách ghi các nội dung trên nhãn hàng hóa:

      Định lượng: Khối lượng tịnh

      - Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng

      STT

      TRƯỜNG HỢP

      CÁCH GHI

      1

      Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản quy định tại Điều 14 Nghị định này. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu gạch ngang (-) hoặc dấu cách ( ).

      - NSX: 020416
      HSD: 021018; hoặc

      - NSX 02 04 16
      HSD 02 10 18; hoặc

      - NSX: 02042016
      HSD: 02102018; hoặc

      - NSX: 02042016
      HSD: 02 10 2018; hoặc

      - NSX: 02/04/16
      HSD: 02/10/18; hoặc

      - NSX: 020416
      HSD: 30 tháng; hoặc

      - NSX: 020416
      HSD: 30 tháng kể từ NSX.

      - HSD: 021018
      NSX 30 tháng trước HSD

      - NSX: 160402 (năm/ tháng/ngày)
      - HSD: 181002 (năm/ tháng/ngày)

      2

      Trường hợp không ghi được chữ “NSX”, “HSD” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn.

      Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020416 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: “Xem NSX, HSD ở đáy bao bì”.

      3

      Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài NSX”, “HSD” thì phải hướng dẫn trên nhãn.

      Ví dụ: Ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là “MFG 020416 EXP 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG” “EXP” trên bao bì.

      4

      Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm.

      Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là “SX 02/16” hoặc “SX 02/2016” hoặc “Sản xuất tháng 02 năm 2016”.

      5

      Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm.

      Sản xuất năm 2016 thì trên nhãn ghi là “Sản xuất năm 2016” hoặc “Năm sản xuất: 2016”.

      6

      Hạn sử dụng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 của Nghị định /2017/NĐ-CP còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) và hạn sử dụng tốt nhất (Best if used by dates hoặc Best before dates).

      - Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD” theo trường hợp 1, 2, 3 Mục này.

      - Hạn sử dụng tốt nhất (Best before dates) phải ghi đầy đủ cả cụm từ là “Sử dụng tốt nhất trước...”. Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ “Sử dụng tốt nhất trước” theo quy định tại trường hợp 1, 2 hoặc 3 Mục này.

      Cách ghi thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa

      STT

      TRƯỜNG HỢP

      CÁCH GHI

      1

      Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa

      Ghi là một thành phần của hàng hóa đó.

      2

      Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

      Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ “Hàm lượng Can xi cao” thì phải ghi hàm lượng Can xi là bao nhiêu.

      3

      Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

      Ví dụ: Hàng hóa có tên ghi trên nhãn là chậu nhựa, giày da, chiếu trúc, ghế sắt, khăn giấy, đệm cao su, bình sứ thì không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

      Nếu phụ gia thực phẩm có hai hoặc nhiều chất phụ gia trong cùng 1 bao gói thì liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong bao gói.

      Trên đây là tư vấn về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng phụ gia thực phẩm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn