Phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017
Thế nào là hàng giả? Như thế nào là phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả?
    • Hàng hóa có một trong các dấu hiệu sau đây dược coi là hàng giả:

      - Hàng giả chất lượng hoặc công dụng:

      + Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó,

      + Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.

      + Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

      + Hàng hóa thuộc tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

      + Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy cứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn ( đối với danh mục hàng hóa bắt buộc)

      - Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa:

      + Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn so với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.

      + Hàng hóa có nhãn hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ.

      + Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.

      + Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

      - Giả về nhãn hàng hóa:

      + Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của cơ sở khác đã công bố.

      + Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng.

      + Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, sủa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.

      - Các loại ấn phẩm đã in và sử dụng vào việc sản xuất, tiêu dùng hàng giả:

      + Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hóa giả mạo khac.

      Về những quy định liên quan đến hàng giả, chúng ta có thể tham khảo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật thương mại hiện hành: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009(Điều 213) cũng có quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau: Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều 213 và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều 213; Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý: Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không cho phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

      Luật thương mại năm 2005 ( khoản 1 Điều 320) quy định về các hàng vi vi phạm pháp luật về thương mại trong đó có các hành vi liên quan đến hàng giả như sau:”…

      e)Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục phụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;

      g)Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

      h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

      i) Vi phạm các quy định liên quan đến, bảo vệ qyền lợi của người tiêu dùng;

      k) Vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu , nhập khẩu;

      l)Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa….”

      Về chính sách xử lý về hình sự, Điều 212 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định : Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tôi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự; Điều 321 Luật thương mại 2005 cũng quy định: Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sụ theo quy định của pháp luật..

      Theo Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về “ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” thì: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hiệu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành hoặc tại một trong các Điều 153. 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật hình sự hiện hành hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu thàng đến năm năm.

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Tái phạm nguy hiểm;

      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổi chức;

      e) Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      g) Thu lợi bất chính lớn;

      h) Gây hậu quả rất nghiêm trọn.

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

      a) Hàng giả lượng tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tuền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn