Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/08/2019

Chào anh chị! Em mới vừa học môn Luật Sở hữu trí tuệ và cứ lăn tăn giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp chúng khác nhau chỗ nào. Vậy nên, nhờ anh chị phân biệt giúp em ạ!

    • Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sau đây viết tắt là Luật SHTT 2005)

      Tiêu chí

      Quyền tác giả

      Quyền sở hữu công nghiệp

      Khái niệm

      Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

      (Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009)

      Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

      (Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2005)

      Căn cứ phát sinh

      Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động phát sinh khi tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được đình hình dưới một dạng vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện ngôn ngữ đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

      (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT 2005)

      Luật SHTT khuyến khích việc đăng ký nhưng đây không phải là thủ tục bắt buộc để làm quyền tác giả phát sinh.

      + Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      (Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT).

      + Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh được bảo hộ theo cơ chế tự động:

      + Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

      (Điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005).

      + Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện bí mật kinh doanh đó.

      (Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005).

      + Bảo hộ tự động đối với nhãn hiệu nổi tiếng.

      Thời hạn bảo hộ

      + Quyền nhân thân không thể chuyển giao được bảo hộ vô thời hạn.

      + Quyền tác giả và quyền nhân thân có thể chuyển giao được bảo hộ trong thời hạn nhất định và không được gia hạn

      (Điều 27 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009).

      Các đối tượng được bảo hộ trong thời gian nhất định và có đối tượng được gia hạn bảo hộ.

      (Điều 93 Luật SHTT 2005)

      Tiêu chuẩn bảo hộ

      Bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm.

      Bảo vệ tính mới.

      Trên đây là nội dung phân biệt của chúng tôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn