Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/07/2018

Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN được quy định như thế nào? Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Anh Tuấn (anh_tuan***@gmail.com)

    • Bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN được quy định tại Điều 16 Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN về Chế độ Báo cáo tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:

      1. Mục đích của báo cáo:

      a. Bảng cân đối tài khoản kế toán phản ánh doanh số hoạt động, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, lũy kế từ đầu năm của tất cả các tài khoản từ cấp III đến tài khoản cấp I trong một chu kỳ kế toán.

      b. Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập cho cả tài khoản trong và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán quy định tại Hệ thống tài khoản kế toán NHNN.

      2. Cơ sở lập:

      - Bảng kết hợp tài khoản tháng/năm trước;

      - Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

      - Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng/ năm trước.

      3. Phương pháp lập các chỉ tiêu:

      a. Bảng cân đối tài khoản kế toán (mẫu biểu B01a/NHNN):

      Khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng cần thực hiện các quy định sau:

      - Những tài khoản cấp III có 2 số dư thì trên Bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ lẫn nhau.

      - Tổng dư Nợ đầu kỳ phải bằng tổng dư Có đầu kỳ; Tổng phát sinh Nợ trong kỳ phải bằng tổng phát sinh Có trong kỳ; Tổng phát sinh Nợ lũy kế từ đầu năm phải bằng tổng số phát sinh Có lũy kế từ đầu năm; Tổng dư Nợ cuối kỳ phải bằng tổng dư Có cuối kỳ.

      - Số dư Nợ, số dư Có đầu kỳ này phải bằng số dư Nợ, số dự Có cuối kỳ trước.

      - Số liệu cột (7), cột (8) “Lũy kế từ đầu năm” được tính như sau:

      + Cột (7) của báo cáo kỳ này = Cột (7) của báo cáo kỳ trước + Cột (5) của báo cáo kỳ này.

      + Cột (8) của báo cáo kỳ này = Cột (8) của báo cáo kỳ trước + Cột (6) của báo cáo kỳ này.

      b. Bảng cân đối tài khoản kế toán và Doanh số quyết toán năm (mẫu biểu B01b/NHNN):

      Khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán và Doanh số quyết toán năm cần thực hiện theo quy định sau:

      - Những tài khoản cấp III có 2 số dư thì trên Bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ lẫn nhau.

      - Tổng doanh số 12 tháng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán năm phải bằng doanh số trên 12 Bảng cân đối tài khoản tháng cộng lại.

      - Phần “Doanh số quyết toán năm” phản ánh tất cả các tài khoản thu nhập, chi phí đã phát sinh trong năm tài chính và việc thực hiện chuyển tiêu các tài khoản này vào tài khoản chênh lệch thu – chi cuối năm tài chính.

      - Tổng doanh số quyết toán phần “Doanh số quyết toán năm” phải bằng doanh số chuyển tiêu ở các tài khoản “Thu nhập”, “Chi phí” và “Chênh lệch thu-chi” cộng lại.

      Trên đây là nội dung quy định về bảng cân đối tài khoản kế toán NHNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn