Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính gồm gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/02/2023

Cho tôi xin hỏi hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính gồm tài liệu nào? - Tú My (TP HCM).

    • Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính gồm gì?

      Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 11/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 31/03/2023) quy định hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính gồm như sau:

      Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý

      1. Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý (qua cơ quan thẩm định) chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và xin ý kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.

      Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý gồm:

      a) Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.

      b) Đề án thành lập Hội đồng quản lý.

      c) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.

      d) Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

      đ) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

      e) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).

      2. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung về sự cần thiết, số lượng, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và các nội dung khác có liên quan.

      Cơ quan thẩm định báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và dự kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.

      3. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất nhân sự cụ thể của Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

      4. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, văn bản đề nghị thành lập và nội dung báo cáo của cơ quan thẩm định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý.

      Như vậy, các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính gồm:

      + Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.

      + Đề án thành lập Hội đồng quản lý.

      + Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.

      + Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

      + Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

      + Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).

      (Hình từ Internet)

      Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là bao lâu?

      Theo Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 31/03/2023) quy định nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

      Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý

      1. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm:

      a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có).

      b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

      c) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

      d) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.

      2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

      Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.

      Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.

      3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.

      Theo đó, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính không quá 05 năm.

      Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính?

      Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 31/03/2023) quy định về thẩm quyền thành lập và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

      Thẩm quyền thành lập, cơ quan thẩm định hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý

      1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý

      a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc phân cấp việc thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với phân cấp quản lý công chức, viên chức và quản lý tài chính của cơ quan đơn vị.

      b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

      ...

      Căn cứ quy định trên, thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính thuộc về:

      - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

      - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 11 Thông tư 11/2023/TT-BTC Tải về
    • Điều 10 Thông tư 11/2023/TT-BTC Tải về
    • Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn