Các khoản chi hoạt động thường xuyên của Cục Sở hữu trí tuệ gồm những nội dung nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/09/2017

Các khoản chi hoạt động thường xuyên của Cục Sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Dân sự trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một vài điểm em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, các khoản chi hoạt động thường xuyên của Cục Sở hữu trí tuệ gồm những nội dung nào? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Đường Bích Thảo (thao***@gmail.com)

    • Ngày 26/11/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 158/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.

      Theo đó, các khoản chi hoạt động thường xuyên của Cục Sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 158/2010/TT-BTC' onclick="vbclick('1B980', '203347');" target='_blank'>Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 158/2010/TT-BTC. Cụ thể bao gồm:

      a) Chi trả các khoản tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản phụ cấp, đóng góp tính trên tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản thanh toán cá nhân khác theo chế độ hiện hành của nhà nước;

      b) Chi thuê dịch vụ bên ngoài phục vụ công việc quản lý và phát triển hoạt động sự nghiệp như: Thuê cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn phòng làm việc, thuê khoán chuyên môn đối với chuyên gia trong và ngoài nước, thuê các dịch vụ tra cứu, dịch thuật, tìm kiếm và cung cấp thông tin, thuê đánh giá, giám định, thẩm định nội dung các đối tượng sở hữu trí tuệ;

      c) Chi phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo, khảo sát trong nước và ngoài nước về chuyên môn, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ; chi hợp tác quốc tế, đoàn ra, đoàn vào; chi phí tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về sở hữu trí tuệ; chi phí xây dựng và thực hiện đề tài, đề án thuộc nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên nhằm phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ;

      d) Chi mua sắm, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, lệ phí; khấu hao tài sản cố định để thực hiện các hoạt động dịch vụ và thu phí;

      e) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, và các khoản chi khác như in ấn, mua các biểu mẫu, chứng chỉ, văn bằng bảo hộ và các ấn phẩm khác;

      g) Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, xăng dầu, an ninh, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc và các dịch vụ thuê ngoài khác (thuê kiểm toán, thuê địa điểm làm việc, thuê tài sản cố định...);

      h) Chi phí thực hiện dịch vụ phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về sở hữu công nghiệp và tranh chấp, khiếu kiện thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp;

      i) Chi cho các hoạt động dịch vụ liên qua đến chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ;

      k) Các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ hoạt động và thu phí, lệ phí.

      Đối với các nội dung chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

      Đối với các nội dung chi mang tính đặc thù, hoặc các nội dung chi chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định, đơn vị phải xây dựng định mức và chế độ chi tiêu trong Quy chế chi tiêu nội bộ để đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc điểm của công tác quản lý và phát triển sự nghiệp hoạt động sở hữu trí tuệ của cả hệ thống và bảo đảm nguyên tắc sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được thông qua tại Hội nghị cán bộ, công chức của đơn vị, được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt ban hành và gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ phải bảo đảm có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ những khoản theo quy định hiện hành cho phép thanh toán khoán.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các khoản chi thường xuyên của Cục Sở hữu trí tuệ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 158/2010/TT-BTC' onclick="vbclick('1B980', '203347');" target='_blank'>Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 158/2010/TT-BTC.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 158/2010/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn