Công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của NSNN theo giai đoạn 2021 - 2025?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/12/2021

Theo chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 - 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi muốn hỏi là giải pháp tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

    • Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Chương III Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-BTTTT năm 2021) quy định về giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

      Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, gắn với tăng cường trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính công.

      - Đổi mới công tác quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Bộ TTTT. Đổi mới công tác quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Bộ (bao gồm chi sự nghiệp, chi đầu tư từ nguồn ngân sách; chi từ nguồn thu hợp pháp để lại của các đơn vị bao gồm chi sự nghiệp và chi đầu tư; chi sự nghiệp, chi đầu tư từ các Quỹ...) hình thành bức tranh thu chi tài chính chung Bộ, trong đó thực hiện phân tích xác định các nguồn thu; xác định các mức chi cần thiết, thực tế theo yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ được giao của các đơn vị; đề xuất với Lãnh đạo Bộ điều tiết các nhiệm vụ chi, các dự án đầu tư chồng chéo không hiệu quả, huy động nguồn lực tiết kiệm, không dùng hết của các đơn vị cho các nhiệm vụ của Bộ.

      - Đổi mới công tác xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật: (i) Yêu cầu các đơn vị thụ hưởng định mức cần xây dựng hoàn thành trước quy trình để đơn giản các bước thủ tục và tiết kiệm thời gian; (ii) Xây dựng quy trình áp dụng thử, tính toán thử tại các đơn vị cơ sở trước khi trình thẩm định để có các phản hồi, trải nghiệm thực tế sát với thị trường.

      - Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

      - Xây dựng quy chế sử dụng, cơ chế khuyến khích các sáng kiến, giải pháp sử dụng văn phòng phẩm, điện, điện thoại, nước sạch, nhiên liệu, sách báo tạp chí... tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.

      - Việc mua sắm tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, ưu tiên mua sắm đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước.

      - Tập trung điều phối, quản lý các hội nghị, hội thảo, và cuộc họp theo hướng lồng ghép các công việc cần xử lý, hạn chế tối đa các cuộc họp không cần thiết, cân nhắc thành phần, số lượng người tham dự phù hợp, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả.

      - Chi tuyên truyền: đúng theo định hướng, chỉ đạo của Nhà nước. Tăng cường rà soát, điều phối, lồng ghép các nội dung tuyên truyền giữa các đơn vị, tạo cơ chế cho các đơn vị phối hợp cùng thực hiện để tuyên truyền đúng đối tượng, mục đích, đảm bảo hiệu quả.

      - Đẩy mạnh các giải pháp đột phá trong THTK, CLP quản lý kinh phí chi thường xuyên NSNN như:

      - Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý điều hành chi ngân sách.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn