Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá tài sản của nhà nước trong Bộ Quốc phòng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/07/2022

Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá tài sản của nhà nước trong Bộ Quốc phòng? Biên bản đấu giá tài sản của nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?

Liên quan đến vấn đề loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng xin được hỏi các thông tin trên.

    • Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá tài sản của nhà nước trong Bộ Quốc phòng?

      Căn cứ Điều 31 Thông tư 126/2020/TT-BQP' onclick="vbclick('6F5B5', '369929');" target='_blank'>Điều 31 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nội dung trên như sau:

      Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá

      1. Người điều hành đấu giá điều hành cuộc đấu giá theo hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá theo trình tự sau đây:

      a) Thực hiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 30 của Thông tư này;

      b) Nhắc lại yêu cầu đối với phiếu trả giá hợp lệ, thời gian để thực hiện việc ghi phiếu;

      c) Điều hành việc trả giá, chấp nhận giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

      2. Việc trả giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên được thực hiện như sau:

      a) Người tham gia đấu giá được phát một tờ phiếu trả giá, ghi giá muốn trả vào phiếu của mình. Hết thời gian ghi phiếu, đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá nộp phiếu trả giá hoặc bỏ phiếu vào hòm phiếu; kiểm đếm số phiếu phát ra và số phiếu thu về; công bố từng phiếu trả giá, phiếu trả giá cao nhất với sự giám sát của ít nhất một người tham gia đấu giá;

      b) Người điều hành đấu giá công bố giá cao nhất đã trả của vòng đấu giá đó và đề nghị người tham gia đấu giá tiếp tục trả giá cho vòng tiếp theo. Giá khởi điểm của vòng đấu giá tiếp theo là giá cao nhất đã trả ở vòng đấu giá trước liền kề;

      c) Cuộc đấu giá kết thúc khi không còn ai tham gia trả giá. Người điều hành đấu giá công bố người trả giá cao nhất và công bố người đó là người trúng đấu giá;

      d) Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả mức giá cao nhất, Người điều hành đấu giá tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người trúng đấu giá. Nếu có người trả giá cao nhất không đồng ý đấu giá tiếp hoặc không có người trả giá cao hơn thì Người điều hành đấu giá tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá.

      3. Hội đồng đấu giá tài sản quy định cách thức tiến hành bỏ phiếu và số vòng đấu giá quy định tại khoản 2 Điều này.

      Biên bản đấu giá tài sản của nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?

      Căn cứ Điều 32 Thông tư 126/2020/TT-BQP' onclick="vbclick('6F5B5', '369929');" target='_blank'>Điều 32 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nội dung trên như sau:

      Biên bản đấu giá

      1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này.

      2. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, Người điều hành đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá.

      3. Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà theo quy định của pháp luật, kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

      4. Biên bản đấu giá được đóng dấu của cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn