Doanh nghiệp có được vay lại số vốn ODA hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/07/2022

Điều kiện để doanh nghiệp có thể vay lại số vốn ODA? Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như thế nào?

Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và trước đó tôi có vay một khoản vay ODA nhưng do nhu cầu kinh doanh lớn nên tôi quyết định vay thêm số vốn này một lần nữa thì không biết có thể vay lại số vốn ODA? Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như thế nào? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Điều kiện để doanh nghiệp có thể vay lại số vốn ODA?

      Căn cứ Khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về điều kiện được vay lại như sau:

      3. Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

      a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;

      b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

      c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;

      d) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;

      đ) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

      e) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;

      g) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

      Theo đó, khi doanh nghiệp bạn đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện trên thì có thể vay lại số vốn ODA để tiếp tục hoạt động kinh doanh.

      Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như thế nào?

      Tại Điều 37 Luật này về phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại như sau:

      1. Phí quản lý cho vay lại được quy định như sau:

      a) Phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;

      b) Phí quản lý cho vay lại được sử dụng để chi phục vụ công tác cho vay, quản lý, thu hồi vốn cho vay lại của cơ quan cho vay lại.

      2. Dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như sau:

      a) Mức dự phòng rủi ro cho vay lại được tính trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính của bên vay lại, mức độ rủi ro của từng chương trình, dự án nhưng không quá 1,5%/năm trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;

      b) Trường hợp cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ. Trường hợp cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan cho vay lại;

      c) Dự phòng rủi ro cho vay lại dùng để tạo nguồn trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp bên vay lại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn