Hồ sơ, thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp quy định thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/04/2022

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp quy định thế nào? Thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp quy định ra sao? Mong được giải đáp theo quy định mới

    • Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

      Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

      1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

      2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng các nội dung cụ thể sau đây:

      a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

      b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;

      c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

      d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

      đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;

      e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Hiệp định thực thi Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994);

      g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;

      h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

      i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại điểm d khoản này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

      k) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

      Thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

      Theo Điều 11 Thông tư 07/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về thủ tục, trình tự điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

      1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương và Mục 1 Chương III Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

      2. Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành.

      3. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi kết luận điều tra có các nội dung sau đây:

      a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối của hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP về mặt khối lượng, số lượng so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

      b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

      c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn