Khai thuế, nộp thuế tài nguyên như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/05/2022

Khai thuế, nộp thuế tài nguyên được thực hiện như thế nào? Phương pháp phân bổ thuế tài nguyên được thực hiện như thế nào? Mong được giải đáp!

    • Khai thuế, nộp thuế tài nguyên được thực hiện như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 15 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tài nguyên như sau:

      1. Các trường hợp được phân bổ:

      Hoạt động sản xuất thủy điện có hồ thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

      3. Khai, nộp thuế tài nguyên:

      Người nộp thuế có nhà máy sản xuất thuỷ điện thực hiện khai thuế tài nguyên và nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước nơi có hoạt động khai thác tài nguyên nước. Trường hợp hồ thủy điện của nhà máy nằm trên nhiều tỉnh thì nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN, phụ lục bảng phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-1/TAIN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này của nhà máy thủy điện tại cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có hồ thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

      Phương pháp phân bổ thuế tài nguyên được thực hiện như thế nào?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định trên quy định về phương pháp phân bổ thuế tài nguyên như sau:

      2. Phương pháp phân bổ:

      a) Căn cứ để phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho từng tỉnh:

      a.1) Diện tích của lòng hồ thuỷ điện là t, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh G là t.1, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh H là t.2.

      Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh G là T.1 = t.1/t x 100.

      Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh H là T.2 = t.2/t x 100.

      a.2) Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là k; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là k.1; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là k.2.

      Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là K.1 = k.1/k x 100.

      Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là K.2 = k.2/k x 100.

      a.3) Số hộ dân phải di chuyển tái định cư là s, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là s.1, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là s.2.

      Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là S.1 = s.1/s x 100.

      Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là S.2 = s.2/s x 100.

      a.4) Giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ là v, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là v.1, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là v.2.

      Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là V.1 = v.1/v x 100.

      Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là V.2 = v.2/v x 100.

      b) Công thức tính:

      Số thuế tài nguyên phải nộp tỉnh G

      =

      T.1 + K.1 + S.1 + V.1

      x Số thuế tài nguyên phải nộp

      4

      Số thuế tài nguyên phải nộp tỉnh H

      =

      T.2 + K.2 + S.2 + V.2

      x Số thuế tài nguyên phải nộp

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn