Lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ có mục đích và phạm vi quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/06/2022

Lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ có mục đích và phạm vi quy định như thế nào? Nội dung quy trình lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ được quy định ra sao? Xin giải đáp vấn đề này giúp tôi theo quy định mới nhất của luật ạ.

    • Lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ có mục đích và phạm vi quy định như thế nào?

      Theo Tiểu mục 1, Tiểu mục 2 Mục I Phụ lục I.3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) mục đích và phạm vi của lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ được quy định:

      1. Mục đích

      Quy trình này quy định hoạt động lập phương án ứng phó sự cố hiện trường báo cáo Chỉ huy hiện trường phê duyệt thực hiện.

      2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

      Quy trình này áp dụng đối với cơ quan thường trực, lực lượng ứng phó sự cố và các cá nhân tham gia khác trong việc xây dựng phương án ứng phó sự cố

      Nội dung quy trình lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ được quy định ra sao?

      Tại Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) có quy định về nội dung quy trình lập phương án xử lý tại hiện trường trong định mức kinh tế - kỹ thuật xử lý bức xạ như sau:

      3.1. Sơ đồ

      3.2. Diễn giải

      Bước 1: Thu thập thông tin

      Cơ quan thường trực trực tiếp tại hiện trường hoặc liên hệ với các đầu mối các cơ quan tham gia ứng phó sự cố để thu thập các thông tin phục vụ cho việc xây dựng phương án ứng phó sự cố.

      Thông tin chính bao gồm:

      - Thông tin chung về hiện trường sự cố (các tuyến đường, phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân và hỗ trợ công tác ứng phó hiện trường, điều kiện khí hậu, tình hình cư dân, công tác an ninh trật tự khu vực sự cố,...).

      - Trách nhiệm và nguồn lực đang thực hiện nhiệm vụ.

      - Các hoạt động ứng phó sự cố và hoạt động bảo vệ đang thực hiện.

      - Thông tin nhiễm bẩn phóng xạ, liều chiếu trong khu vực sự cố để thay đổi các hành động bảo vệ nếu cần thiết.

      - Thông tin về đánh giá phóng xạ môi trường và nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân.

      - Công tác cấp cứu và điều trị y tế.

      - Xác định các mức can thiệp sử dụng và điều chỉnh để phù hợp với tình trạng hiện tại của sự cố.

      - Thông tin về nguồn lực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó.

      Bước 2: Xây dựng phương án

      Cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với lực lượng an toàn bức xạ và hạt nhân, các tổ chức, cá nhân tham gia trên cơ sở Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đã được phê duyệt nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó sự cố hiện trường.

      Các nội dung bao gồm: phân công nhiệm vụ; hoạt động giảm thiểu hậu quả sự cố; hoạt động bảo vệ khẩn cấp; kế hoạch quan trắc phóng xạ môi trường; cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng; bảo vệ nhân viên ứng phó; quản lý ứng phó y tế; nguồn lực bảo đảm.

      Bước 3: Báo cáo phê duyệt phương án

      Cơ quan thường trực báo cáo Chỉ huy hiện trường xem xét và phê duyệt phương án ứng phó sự cố hiện trường.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn