Mức chi thực hiện hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/04/2022

Mức chi thực hiện hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa? Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa?

    • Mức chi thực hiện hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa?

      Căn cứ Điều 7 Thông tư 113/2020/TT-BTC quy định về mức chi như sau:

      1. Mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính của pháp luật hiện hành.

      2. Đối với các nhiệm vụ, dự án có định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm thì căn cứ theo số lượng, khối lượng nhiệm vụ được giao, định mức kinh tế - kỹ thuật và theo đơn giá sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

      Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa?

      Căn cứ Điều 8 Thông tư 113/2020/TT-BTC quy định về lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán như sau:

      Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Điều 9 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định pháp luật liên quan. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

      1. Việc tạm ứng, thanh toán kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra:

      a) Đối với hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện: Hồ sơ thanh toán phải gửi kèm theo kết quả giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT- BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện và các quy định khác trong hợp đồng bảo trì (nếu có).

      b) Đối với công trình nạo vét và duy trì chuẩn tắc thiết kế trong khoảng thời gian xác định: Việc tạm ứng, mức tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật đối với nguồn vốn đầu tư công; ngoài ra, trong hồ sơ tạm ứng (trừ tạm ứng lần đầu) và thanh toán phải gửi kèm theo Biên bản nghiệm thu hoàn thành khối lượng nạo vét và duy trì chuẩn tắc thiết kế giai đoạn thi công công trình và khối lượng nạo vét theo từng giai đoạn (06 tháng, 01 năm) theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

      c) Đối với công trình nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm: Việc thanh toán các khoản chi quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư này trên cơ sở thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP.

      2. Quyết toán

      a) Việc quyết toán kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm (Thông tư số 137/2017/TT-BTC).

      b) Đối với công trình nạo vét và duy trì chuẩn tắc thiết kế trong khoảng thời gian xác định; các công trình sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa và công trình sửa chữa khác có kinh phí từ 500 triệu đồng trở lên, ngoài việc thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC , phải thực hiện quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất và Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước.

      3. Việc xử lý số dư cuối năm dự toán chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 7 Thông tư 113/2020/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn