Người nước ngoài có thể là sáng lập viên quỹ từ thiện tại Việt Nam không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/08/2022

Người nước ngoài có thể là sáng lập viên quỹ từ thiện tại Việt Nam không? Có thể đóng góp ngoại tệ để thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam không?

Xin chào ban biên tập, chúng tôi dự định thành lập một quỹ từ thiện, theo yêu cầu thì cần phải có sáng lập viên quỹ, trong nhóm có một người nước ngoài đóng góp rất nhiều, vậy người này có thể làm sáng lập viên quỹ từ thiện trong đăng ký không? Xin được giải đáp.

    • 1. Người nước ngoài có thể là sáng lập viên quỹ từ thiện tại Việt Nam không?

      Căn cứ Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '372916');" target='_blank'>Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định sáng lập viên thành lập quỹ như sau:

      1. Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:

      a) Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;

      b) Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;

      c) Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

      d) Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

      đ) Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

      2. Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.

      3. Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm đề cử Hội đồng quản lý quỹ, xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ thành lập quỹ.

      Ngoài ra tại Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '372916');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ như sau:

      1. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.

      2. Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:

      a) Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;

      b) Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;

      c) Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

      3. Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này.

      Như vậy, người nước ngoài có thể đóng góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ từ thiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài không thể làm sáng lập viên sáng lập quỹ từ thiện theo quy định. Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam.

      2. Có thể đóng góp ngoại tệ để thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam không?

      Theo Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6134A', '372916');" target='_blank'>Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định tài sản đóng góp thành lập quỹ như sau:

      1. Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:

      a) Tiền đồng Việt Nam;

      b) Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;

      c) Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.

      2. Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:

      a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng);

      b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng);

      c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng);

      d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng).

      3. Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:

      a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng);

      b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng);

      c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng);

      d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng).

      4. Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.

      Theo đó, tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện có thể là ngoại tệ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn