Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm những nguồn gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/02/2022

Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm những nguồn nào? Việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nhờ hỗ trợ.

    • Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm những nguồn nào?

      Khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017' onclick="vbclick('4EAAC', '360175');" target='_blank'>Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước, theo đó:

      Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:

      + Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao;

      + Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

      Việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc nào?

      Khoản 2 Điều 28 này cũng quy định việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

      + Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;

      + Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng;

      + Tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan;

      + Công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định.

      Quy định về nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước

      Điều 29 Luật này cũng quy định nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước:

      1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.

      2. Tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm:

      a) Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;

      b) Tài sản thu hồi theo quy định tại Điều 41 của Luật này;

      c) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật này;

      d) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này;

      đ) Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;

      e) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

      3. Thẩm quyền quyết định giao tài sản công được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ và các quy định sau đây:

      a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này cho Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ tài sản quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

      b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do Bộ, cơ quan trung ương đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;

      c) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;

      d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai.

      4. Cơ quan đang quản lý tài sản công thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn