Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/07/2019

Tôi đang tìm hiểu các quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Anh chị cho tôi hỏi nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao” được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

    • Theo quy định tại Phụ lục Thông tư 07/2019/TT-NHNN (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao” như sau:

      (i) Mục 3 và Mục 6 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

      - Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thấp;

      - Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác;

      - Không bao gồm số dư giấy tờ có giá đang đem đi chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn;

      - Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc;

      (ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác có mệnh giá bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

      Trên đây là nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn