Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế chính sách, công cụ quản lý nợ theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/05/2022

Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế chính sách, công cụ quản lý nợ theo Chiến lược nợ công đến năm 2030? Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Chiến lược nợ công đến năm 2030? Mong được giải đáp thắc mắc.

    • Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế chính sách, công cụ quản lý nợ theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 quy định như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Nhiệm vụ hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ theo Chiến lược nợ công đến năm 2030

      Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7C8A2', '364446');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

      a) Hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ.

      Việc hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và công cụ quản lý nợ sẽ thực hiện thông qua hai giai đoạn, cụ thể:

      - Giai đoạn 2021-2025:

      + Tiếp tục rà soát các Luật, Nghị định, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện về quy định thể chế, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương đảm bảo nhất quán với quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thống nhất chức năng quản lý vốn vay nợ công với quản lý đầu tư công trong tổng thể ngân sách nhà nước để nâng cao hiệu quả.

      + Tổ chức thực hiện tốt các công cụ nợ (chiến lược, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm) làm căn cứ triển khai các nghiệp vụ về huy động, sử dụng vốn vay cho đầu tư phát triển trong từng giai đoạn cụ thể.

      + Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình triển khai Luật Quản lý nợ công 2017, báo cáo Chính phủ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định để triển khai có hiệu quả Luật quản lý nợ công, bổ sung chế tài để nâng cao trách nhiệm thanh toán trả nợ của đối tượng được bảo lãnh, không chuyển nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp thành nghĩa vụ nợ của Nhà nước; nghiên cứu, bổ sung quy định về khung quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ phù hợp với thông lệ quốc tế.

      + Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các hạn mức nợ nước ngoài khu vực tư nhân, báo cáo Chính phủ đề xuất chủ trương bổ sung, sửa đổi hoặc báo cáo Quốc hội sửa đổi các quy định về giám sát, quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, tính chất nguồn vốn vay và đối tượng vay.

      - Giai đoạn 2026-2030:

      + Tổng kết, đánh giá Luật Quản lý nợ công 2017, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật Quản lý nợ công, hoàn thiện thể chế để triển khai có hiệu quả công tác quản lý nợ theo thông lệ quốc tế.

      + Trên cơ sở tổng kết, đánh giá quy định pháp luật về phương thức quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bằng hạn mức, căn cứ chủ trương của cấp thẩm quyền cho phép tách bạch quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả với nợ nước ngoài khu vực công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh hoặc ban hành quy định triển khai chính sách quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả nhằm kiểm soát luồng vốn theo mục tiêu đề ra của giai đoạn 2026-2030.

      + Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ hoàn thiện khung pháp lý, mô hình tổ chức về ổn định tài chính để thực thi chính sách an toàn vĩ mô.

      Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Chiến lược nợ công đến năm 2030

      Căn cứ Điểm h Khoản 5 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7C8A2', '364446');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

      h) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

      Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn vay công. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống giám sát nội bộ, khung kiểm soát rủi ro và hoạt động kiểm toán nội bộ.

      Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý nợ công; giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn