Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/11/2016

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Bạn đọc Trần Hiệp, địa chỉ mail tran_hiep****@gmail.com hỏi: Hiện nay nợ công là một vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước, tôi rất quan tâm tới vấn đề này. Công việc của tôi liên quan trực tiếp tới các hoạt động ngân sách nhà nước, nợ công...nên tôi cũng có nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan. Để hiểu rõ hơn tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi nội dung sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Cụ thể ra sao? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Rất mong nhận được phản hồi của quý biên tập. Trân trọng!

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định tại Điều 9 Luật Quản lý nợ công 2009, cụ thể như sau:

      1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm trên cơ sở tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

      a) Kế hoạch vay của Chính phủ theo nguồn vay trong nước, vay nước ngoài và mục tiêu sử dụng nhưng không bao gồm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;

      b) Kế hoạch trả nợ của Chính phủ nhưng không bao gồm trả nợ cho các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước;

      c) Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm.

      2. Phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề nhằm cụ thể hoá mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

      a) Cân đối nhu cầu vay vốn trong nước và nước ngoài;

      b) Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP hàng năm;

      c) Dự báo tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia trên GDP hàng năm;

      d) Dự báo hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm;

      đ) Giải pháp, phương thức huy động vốn vay;

      e) Nguồn và phương thức trả nợ;

      g) Giải pháp xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ;

      h) Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.

      3. Phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA.

      4. Quyết định nội dung điều ước quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ.

      5. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài.

      6. Phê duyệt đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.

      7. Quyết định cấp phát hoặc cho vay lại đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

      8. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ.

      9. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công, được quy định tại Luật Quản lý nợ công 2009. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn