Niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/12/2018

Chào anh chị, theo tôi được biết chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính là thông tin được tạo ra và gửi đi bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch. Vừa qua Chính phủ vừa mới ban hành văn bản về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, anh chị cho tôi hỏi theo quy định này thì việc niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính được quy định như thế nào?

    • “Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “chứng từ điện tử”) là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

      Tại Điều 12 Nghị định 165/2018/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 10/02/2019, quy định niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính như sau:

      - Thẩm quyền niêm phong chứng từ điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về niêm phong tài liệu, vật chứng phục vụ quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra.

      - Việc niêm phong chứng từ điện tử phải bảo đảm:

      + Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống thông tin và hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;

      + Có thể khôi phục toàn vẹn chứng từ điện tử bị niêm phong tại hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân sau thời hạn niêm phong;

      + Xác định được việc truy cập, thay đổi nội dung của chứng từ điện tử bị niêm phong.

      + Hệ thống thông tin phải đánh dấu chứng từ điện tử bị niêm phong và ghi nhận thời điểm, người thực hiện niêm phong chứng từ điện tử.

      - Sau khi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện các biện pháp niêm phong thì tổ chức, cá nhân không được phép truy cập, khai thác, sao chép, sửa đổi hoặc sử dụng chứng từ điện tử này trong hệ thống thông tin của mình để giao dịch hoặc sử dụng cho mục đích khác.

      Trên đây là quy định về niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn