Nội dung và mức chi triển khai kỹ thuật và thẩm định phương pháp an toàn thực phẩm

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/08/2019

Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình y tế dân số. Anh chị cho tôi hỏi nội dung và mức chi triển khai kỹ thuật và thẩm định phương pháp an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

    • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BTC thì Chi triển khai kỹ thuật và thẩm định phương pháp thử; triển khai phương pháp thử nghiệm quốc tế, khu vực, đánh giá chất lượng phòng kiểm nghiệm:

      a) Chi thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng. Nội dung và mức chi đặc thù bao gồm:

      - Chi xây dựng đề cương dự kiến chương trình thử nghiệm: 1.000.000 đồng/đề cương;

      - Thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng quốc tế và trong nước: Mức chi theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp;

      - Thuê chuyên gia thử nghiệm thành thạo (nếu có): Mức chi theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Thông tư này;

      - Chi họp Hội đồng thử nghiệm thành thạo: Áp dụng mức chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .

      - Tổng hợp, xử lý kết quả phân tích của các phòng kiểm nghiệm: 1.000.000 đồng/báo cáo;

      - Gửi kết quả phân tích cho cơ quan, đơn vị quản lý theo quy định: Mức chi theo giá cước dịch vụ bưu chính;

      b) Chi thuê hiệu chuẩn trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ chương trình: Mức chi theo giá dịch vụ kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về giá;

      c) Chi chuẩn hóa phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005 đối với các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:

      - Xây dựng, chuẩn hóa phương pháp thử ISO: 500.000 đồng/phương pháp thử;

      - Hỗ trợ cán bộ chuẩn hóa: Mức chi 100.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 500.000 đồng/người/tháng;

      d) Chi đánh giá nội bộ tối đa không quá 2 lần/năm:

      - Chi xây dựng đề cương đánh giá nội bộ: 1.000.000 đồng/đề cương;

      - Thuê chuyên gia tư vấn thực hiện giám sát đánh giá nội bộ (nếu có): Mức chi theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Thông tư này;

      - Chi đánh giá nội bộ: Áp dụng mức chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;

      - Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá nội bộ: 1.000.000 đồng/báo cáo;

      - Hỗ trợ cán bộ chuẩn hóa tài liệu, giám sát đánh giá nội bộ: 200.000 đồng/cán bộ/đợt đánh giá; tối đa không quá 5 cán bộ/đợt đánh giá.

      Trên đây là quy định về nội dung và mức chi triển khai kỹ thuật và thẩm định phương pháp an toàn thực phẩm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn