Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/03/2019

Tôi hiện đang tìm hiểu về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa thực tế và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường, không có thiên tai, dịch bệnh. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi phương pháp điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc gồm những phương pháp nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Thành Đạt - dat*****@gmail.com

    • Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc được quy định tại Điều 4 Thông tư 77/2018/TT-BTC về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ sản xuất trong năm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

      1. Chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát, cụ thể:

      a) Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong tỉnh: Gồm tối thiểu 3 huyện/tỉnh

      b) Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong huyện: Gồm tối thiểu 3 xã/huyện.

      Việc chọn các vùng khảo sát trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất thóc, gồm: Vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn kết hợp với tiêu chí về hệ thống sinh thái và hệ thống canh tác thóc.

      Trường hợp trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát không đủ số xã, huyện thì khảo sát theo số lượng xã, huyện hiện có.

      c) Chọn đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát được chọn là hộ thực tế có sản xuất thóc thuộc vùng khảo sát thuộc địa bàn xã được lựa chọn nói trên để khảo sát thu thập số liệu. Mỗi địa bàn xã chọn tối thiểu 15 hộ sản xuất thóc theo tiêu chí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba nhóm hộ sản xuất thóc (mỗi nhóm chiếm khoảng 1/3 tổng số hộ sản xuất được lựa chọn): Gồm nhóm hộ sản xuất có năng suất thóc cao, nhóm hộ sản xuất có năng suất thóc trung bình và nhóm hộ có năng suất thóc dưới trung bình, có kết hợp với các tiêu chí về chất lượng thóc.

      2. Tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu với các định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát (nếu có);

      3. So sánh, đối chiếu

      So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành thóc.

      Trường hợp chi phí vật chất, công lao động có giá thị trường thì lấy theo giá thị trường. Nếu không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung bình giữa số liệu thống kê tối đa 3 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ được điều tra, phỏng vấn cung cấp.

      4. Tổng hợp số liệu, kết quả điều tra

      a) Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã

      - Tổng hợp chi phí sản xuất: Cộng dồn từng yếu tố chi phí hợp lý đã chi ra cho sản xuất thóc của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tổng chi phí sản xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm mức chi phí sản xuất bình quân của từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí bình quân chung tính cho một hecta thóc.

      - Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Cộng dồn sản lượng thóc của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân chung cho một hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:) cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một kilôgam thóc.

      b) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một huyện

      - Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

      - Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.

      c) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một tỉnh

      - Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

      - Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.

      Trên đây là tư vấn về phương pháp điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 77/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn