Quản lý rủi ro đối với nợ công

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/12/2017

Việc quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phương Nam, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nợ công. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Phương Nam (phuongnam*****@gmail.com)

    • Theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì việc quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định cụ thể như sau:

      1. Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.

      2. Rủi ro về nợ công bao gồm:

      a) Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;

      b) Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;

      c) Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

      d) Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn;

      đ) Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.

      3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với nợ công bao gồm:

      a) Cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng;

      b) Thực hiện bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp đối với các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ;

      c) Yêu cầu đối tượng được bảo lãnh, đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài mua bảo hiểm rủi ro về tín dụng;

      d) Thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro chủ động bao gồm mua lại nợ, hoán đổi nợ, sử dụng công cụ phái sinh và các nghiệp vụ khác.

      4. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với nợ công bao gồm:

      a) Cơ cấu lại nợ theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      b) Xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác dùng để bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ;

      c) Sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 56 của Luật này và các đối tượng được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc.

      5. Căn cứ vào rủi ro cụ thể, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Đề án cơ cấu lại nợ bao gồm các phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro sau đây:

      a) Cơ cấu lại nợ trong nước, nước ngoài của Chính phủ;

      b) Chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ đối với Chính phủ;

      c) Khoanh nợ, xóa nợ khi đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh bị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.

      6. Đối với cơ cấu lại nợ thông qua các biện pháp mua lại nợ, hoán đổi nợ, gia hạn nợ, Bộ Tài chính thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện.

      7. Đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh có nghĩa vụ trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án, lựa chọn công cụ xử lý rủi ro phù hợp để phòng ngừa và xử lý rủi ro; chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

      8. Chính phủ quy chi tiết về nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với nợ công.

      Trên đây là nội dung tư vấn về việc quản lý rủi ro đối với nợ công. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn