Quản lý việc huy động vốn vay được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/07/2018

Xin chào, tôi tên Ngọc Sang sinh sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đã theo dõi trang Thư ký luật của các bạn đã lâu, đến nay mới có dịp để tương tác. Hiện tại tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về nghiệp vụ quản lý nợ công, nhưng có vài vấn đề vướng mắc, không thể tự giải đáp được mà cần đến sự hỗ trợ từ các bạn, cụ thể: Quản lý việc huy động vốn vay được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thảnh cảm ơn! (01233****)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, Quản lý việc huy động vốn vay được quy định như sau:

      1. Việc phát hành công cụ nợ trên thị trường trong nước phải đảm bảo:

      a) Trong kế hoạch phát hành được cấp có thẩm quyền quyết định;

      b) Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành công cụ nợ của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

      c) Tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ trên thị trường chứng khoán.

      2. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế phải đảm bảo:

      a) Có đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được Chính phủ phê duyệt;

      b) Phù hợp với luật pháp tại thị trường phát hành;

      c) Chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Không phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để cho vay lại.

      3. Việc vay vốn nước ngoài dưới hình thức thỏa thuận vay, hiệp định vay phải đảm bảo:

      a) Chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên;

      b) Các khoản vay mới phải được đánh giá về thành tố ưu đãi, tác động đến hạn mức vay nợ và chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công;

      c) Đề xuất dự án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định rõ cơ chế tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại);

      d) Việc đàm phán, ký kết hiệp định vay, thỏa thuận vay phải đảm bảo chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn; trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết.

      4. Đối với các khoản vay từ nguồn tài chính khác phải bảo đảm:

      a) Được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Quản lý nợ công;

      b) Hình thức vay theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận vay;

      c) Xác định rõ mức tiền vay, kỳ hạn, lãi suất, các khoản phí có liên quan đến khoản vay, phương thức trả nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và phạt chậm trả (nếu có), quyền và trách nhiệm của các bên liên quan và các điều kiện, điều khoản khác có liên quan đến việc vay nợ.

      Trên đây là nội dung tư vấn về quản lý việc huy động vốn vay. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn