Quy định về việc đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/03/2022

Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP được quy định thế nào? Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP quy định ra sao?

    • Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP

      Theo Tiểu mục 4 Mục III Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022' onclick="vbclick('7AD3E', '360285');" target='_blank'>Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP như sau:

      a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật THTK, CLP và các luật chuyên ngành; trong đó, chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo đúng quy định của pháp luật.

      b) Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong mỗi cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về THTK, CLP.

      c) Thực hiện công khai hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định.

      Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP

      Theo Tiểu mục 5 Mục III Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022' onclick="vbclick('7AD3E', '360285');" target='_blank'>Quyết định 123/QĐ-NHNN năm 2022 quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP như sau:

      Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến THTK, CLP, trong đó:

      a) Khi lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các đơn vị cần tập trung vào một số lĩnh vực: (i) các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, vốn XDCB của NHNN và của các đơn vị; (ii) quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ; (iii) mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (iv) quản lý và sử dụng kinh phí khoán, chi thường xuyên, quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học.

      Các đơn vị NHNN (Vụ Kiểm toán nội bộ, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ) xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc thực hiện các quy định về THTK, CLP và Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP tại các đơn vị. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thực hiện theo chuyên đề riêng hoặc lồng ghép vào chương trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán năm 2022.

      b) Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị cấp dưới trực thuộc nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót trong quản lý tài chính, tài sản, quản lý đầu tư xây dựng công trình, trong quản lý và sử dụng lao động và thời gian lao động.

      c) Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra lãng phí, đặc biệt là Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn