Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng về quản lý tài sản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/10/2018

Ban biên tập có nhận được câu hỏi gửi về của bạn có mail ****@gmail.com với nội dung:

Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng về quản lý tài sản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2011/TT-BTP về phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành, thẩm quyền của Tổng Cục trưởng về quản lý tài sản được quy định như sau:

      1. Quyết định mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản (trừ nhà, đất, xe ô tô) cho hệ thống thi hành án dân sự cụ thể như sau:

      a) Quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và các nguồn kinh phí khác theo đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

      b) Quyết định thu hồi đối với những tài sản có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản do sử dụng không đúng mục đích hoặc không có nhu cầu sử dụng, sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp;

      c) Quyết định điều chuyển đối với những tài sản Nhà nước có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản trong nội bộ hệ thống thi hành án dân sự theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan;

      d) Quyết định thanh lý tài sản nhà nước có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đối với những tài sản bị hư hỏng không còn sử dụng được, nếu tiếp tục sử dụng thì chi phí sửa chữa lớn, không hiệu quả; tài sản hết niên hạn sử dụng theo quy định nhưng không thể tiếp tục sử dụng; tài sản không có nhu cầu sử dụng trong nội bộ hệ thống thi hành án dân sự;

      đ) Kiểm tra, tổng hợp nhu cầu mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản có giá trị từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên, tài sản là nhà đất, xe ô tô của các đơn vị trong hệ thống thi hành án dân sự trình Bộ trưởng xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền.

      2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì, sửa chữa tài sản trong phạm vi ngân sách được giao theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và phân cấp của Bộ;

      3. Tổng hợp, lập kế hoạch mua sắm tài sản cho toàn hệ thống cơ quan thi hành án dân sự trình Bộ xem xét;

      4. Thực hiện theo kế hoạch phê duyệt của Bộ trưởng về mua sắm tập trung, mua sắm tài sản theo đề án được Chính phủ phê duyệt, các dự án chiến lược mang tính tổng thể toàn ngành, có liên quan tới hoạt động của nhiều đơn vị trong ngành.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn