Theo chương trình tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 - 2025 cần thực hiện dự toán thu, chi NSNN thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/12/2021

Theo chương trình tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 - 2025 cần thực hiện việc dự toán thu, chi ngân sách nhà nước như thế nào? Xin hãy giải đáp.

    • Căn cứ Mục 1 Chương II Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-BTTTT năm 2021) quy định về việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

      Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý thu, chi ngân sách nhằm mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của đơn vị dự toán sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ. Đảm bảo toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước và được thực hiện theo đúng quy định. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Bộ, của Ngành trong giai đoạn 2021-2025 về chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số, nhất là nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

      - Thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước hướng đến mục tiêu quản lý, điều hành dự toán ngân sách hoàn toàn trên môi trường số. Đổi mới các quy trình quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin đề tăng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách của Bộ.

      - Hoàn thành tốt, hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ: bao gồm hướng dẫn xây dựng dự toán, thỏa thuận, phân bổ, giao, kiểm tra giám sát việc thực hiện dự toán. Có các biện pháp, giải pháp phấn phấn đấu tăng thu hơn so với dự toán được giao.

      - Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, linh hoạt, đảm bảo chặt chẽ, kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Trong đó lưu ý:

      + Thực hiện nghiêm tài chính - ngân sách nhà nước, công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; được kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính cấp trên, đảm bảo không có sai sót và THTK, CLP trong chỉ tiêu ngân sách.

      + Thực hiện tiết kiệm thêm nguồn chi thường xuyên hàng năm để dành nguồn thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất, cấp bách được cấp có thẩm quyền giao; Rà soát các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa bổ sung ngân sách nhà nước ngoài dự toán, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác nước ngoài phấn đấu tiết kiệm để cải cách tiền lương và tăng thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động.

      - Tăng cường phân cấp quản lý trong lĩnh vực tài chính công trên cơ sở đảm bảo các quy định của Nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở.

      - Tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công trên cơ sở đảm bảo các quy định của nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở.

      - Tập trung bố trí ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ KHCN ưu tiên, trọng tâm để giải quyết các vấn đề về KHCN cấp thiết của Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Đình chỉ các nhiệm vụ, đề tài chậm tiến độ và điều chuyển kinh phí cho các nhiệm vụ khác. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng kịp thời các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phát triển đồng bộ hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo hướng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

      - Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo phương châm lấy học sinh làm trọng tâm, nhà trường làm nền tảng, giáo viên là động lực, đổi mới tư duy từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh.

      - Hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo lộ trình, đảm bảo công khai, minh bạch, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn