Tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/10/2018

Tôi hiện là viên chức Nhà nước, do quá bận rộn nên không có thời gian để nghiên, hiện tôi có mối quan tâm đặc biệt đến chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi. Nên nhờ các bạn hỗ trợ giúp: Tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được quy định như thế nào?

Khải Lâm - Tây Ninh

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:

      1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn để ghi sổ kế toán là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí dưới đây:

      a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm (một năm) trở lên;

      b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

      2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán gồm:

      a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

      - Đường cất hạ cánh;

      - Đường lăn;

      - Sân đỗ;

      - Đường công vụ khu bay;

      - Hàng rào an ninh;

      - Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không khác.

      b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

      - Đường sắt quốc gia (đường sắt chính tuyến, đường ga), ghi, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;

      - Ga (nhà ga, đường sắt trong ga, đường bộ trong ga phục vụ tác nghiệp chạy tàu, phòng đợi tàu, kho và bãi chứa hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu, phòng chỉ huy chạy tàu, phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu, ke ga, mái che ke ga, giao ke, cầu vượt dành cho hành khách trong ga, chòi gác ghi);

      - Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);

      - Phòng chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;

      - Hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thông tin tín hiệu (đường truyền tải, trạm tổng đài, tín hiệu ra vào ga, thiết bị khống chế, thiết bị điều khiển, cáp tín hiệu, thiết bị nguồn); hệ thống cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;

      - Nhà cung cầu, cung đường, cung thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà đặt các thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà gác cầu, nhà gác hầm, nhà gác chắn đường ngang;

      - Đường bộ trong ga không phục vụ tác nghiệp chạy tàu;

      - Quảng trường ga;

      - Kho, bãi chứa hàng hóa không trực tiếp liên quan đến chạy tàu;

      - Các công trình dịch vụ, thương mại (bán hàng, nghỉ trọ, dịch vụ khác) tại các ga đường sắt quốc gia;

      - Nhà làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga;

      - Các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khác.

      c) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải

      - Bến cảng, bến phao;

      - Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;

      - Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;

      - Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước;

      - Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển;

      - Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;

      - Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải;

      - Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;

      - Luồng hàng hải;

      - Tài sản kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải (tài sản, vật kiến trúc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam);

      - Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khác.

      d) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

      - Luồng chạy tàu thuyền; âu tầu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;

      - Hành lang bảo vệ luồng;

      - Cảng thủy nội địa;

      - Khu neo đậu ngoài cảng;

      - Kè đập giao thông;

      - Báo hiệu đường thủy nội địa;

      - Các công trình phụ trợ (nhà trạm quản lý đường thủy nội địa; trạm AIS và hệ thống quản lý, giám sát, truyền dữ liệu kèm theo; thủy chí hoặc trạm đọc mức nước tự động; công trình, trang thiết bị phụ trợ khác);

      - Các tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khác.

      đ) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

      - Đập, hồ chứa nước;

      - Cống, trạm bơm;

      - Kè, bờ bao thủy lợi;

      - Kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước;

      - Các tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi khác.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn