Tính năng suất thu hoạch thóc thực tế và chi phí sản xuất thóc thực tế

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/03/2019

Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi tính năng suất thu hoạch thóc thực tế và chi phí sản xuất thóc thực tế như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Quốc Bảo - Tiền Giang

    • Tính năng suất thu hoạch thóc thực tế và chi phí sản xuất thóc thực tế được quy định tại Điều 6 Thông tư 77/2018/TT-BTC ' onclick="vbclick('612AB', '286794');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 77/2018/TT-BTC về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ sản xuất trong năm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

      1. Tính năng suất (W): Tính năng suất thực tế thu hoạch.

      Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp số liệu thực tế từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất; có thể kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất thóc với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.

      Đơn vị tính năng suất thóc thống nhất là: kg/ha.

      2. Tính tổng chi phí sản xuất thóc thực tế (TCtt)

      Công thức: TCtt = C + V - Pth - Pht

      Trong đó:

      - TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế (đồng/ha).

      - C là Chi phí vật chất trên một ha (đồng/ha).

      - V là Chi phí lao động trên một ha (đồng/ha).

      - Pth là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi trên một ha (đồng/ha).

      - Pht là các khoản được hỗ trợ (nếu có) trên một ha (đồng/ha).

      a) Tính chi phí vật chất (C)

      Chi phí vật chất (C) là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất thóc bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí dịch vụ thủy lợi, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí lãi vay từ các tổ chức tín dụng và chi phí khác. Cách xác định như sau:

      - Chi phí giống

      Chi phí giống (đồng) = số lượng giống (kg) nhân (x) đơn giá giống (đồng/kg).

      Xác định số lượng giống: Tùy theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, và tính theo số lượng thực gieo theo hồi tưởng của hộ sản xuất tại thời điểm đầu tư, đối chiếu với định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) để loại trừ số lượng chi không đúng do làm sai quy trình, để hao hụt quá mức trung bình trên địa bàn tỉnh.

      Xác định đơn giá giống: Tùy theo nguồn giống được sử dụng, đơn giá của từng loại giống được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua thực tế của hộ sản xuất; giá mua của hộ sản xuất khác; thông báo giá của các công ty giống, vật tư đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn địa phương; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất thóc (nếu có).

      Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất.

      - Chi phí làm đất

      Chi phí làm đất là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất thóc theo quá trình sản xuất (gieo sạ hoặc cấy từ mạ) và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất (như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở) phù hợp với giá thị trường tại thời điểm làm đất.

      - Chi phí phân bón

      Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg)

      Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất thóc qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.

      Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thực mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất thóc (nếu có).

      - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

      Cách tính khấu hao tài sản cố định áp dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao theo hướng dẫn của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng cho doanh nghiệp.

      Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cần tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tắc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác để phân bổ cho sản xuất thóc. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư.

      - Chi phí thuê đất

      Chi phí thuê đất là toàn bộ chi phí thực tế hộ sản xuất thóc chi ra để thuê đất trong một vụ sản xuất thóc. Chi phí thuê đất được xác định thông qua hợp đồng hoặc thỏa ước giữa hộ sản xuất thóc đi thuê và tổ chức, cá nhân cho thuê.

      Trường hợp hộ sản xuất thóc được Nhà nước giao quyền sử dụng đất thì không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất thóc.

      - Chi phí tưới, tiêu

      Chi phí tưới tiêu là toàn bộ chi phí tưới, tiêu và chi phí sửa chữa kênh mương (nếu có) thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất thóc đã chi ra để sản xuất một vụ thóc, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất thóc, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hoặc những nơi có hệ thống thủy lợi và được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi nhưng vẫn phải chi trả chi phí bơm nước tưới tiêu, trong đó:

      Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất thóc.

      Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cần xác minh máy chạy xăng hay máy chạy dầu hay chạy điện và xác định chi phí theo giá thuê máy chạy xăng hoặc máy chạy dầu hoặc máy chạy điện trên thị trường.

      - Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ và thuốc khác) mà hộ sản xuất thóc đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ thóc, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật.

      - Chi phí dịch vụ thủy lợi: Theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

      - Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng

      Điều tra viên cùng hộ sản xuất thống kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm điều tra và phân bổ cho 02 vụ sản xuất thóc trong năm.

      - Chi phí lãi vay từ tổ chức tín dụng là toàn bộ tiền lãi vay của tổng số vốn vay thực tế cho sản xuất thóc mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất.

      Đối với trường hợp hộ sản xuất vay từ tổ chức tín dụng, tiền lãi vay tính căn cứ theo số tiền vay, lãi suất cho vay và thời gian vay tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa hộ sản xuất và tổ chức tín dụng mà hộ sản xuất vay vốn.

      Đối với trường hợp hộ sản xuất vay vốn từ nguồn khác (vay cá nhân, đại lý vật tư bán nợ tính lãi, vay lãi, vay của hợp tác xã nông nghiệp), trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của các khoản tiền vay trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.

      Trường hợp hộ sản xuất vay tiền từ tổ chức tín dụng để sử dụng vào mục đích khác, khoản chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất thóc.

      - Chi phí thu hoạch thóc là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh trong quá trình thu hoạch thóc (chi phí vận chuyển, phơi, sấy, bao bì...).

      - Chi phí khác

      Chi phí khác là các chi phí thực tế, hợp lý phát sinh liên quan đến sản xuất một vụ thóc ngoài các chi phí nêu trên tùy theo điều kiện thực tế của tùng vùng sản xuất.

      b) Tính chi phí lao động (V)

      Chi phí lao động (V) là toàn bộ các chi phí tiền công lao động thực tế, hợp lý phát sinh gồm các công (làm đất - sửa bờ (cày, bừa, trục) để làm ruộng gieo mạ, ruộng cấy (đối với thóc cấy) hoặc ruộng gieo sạ; gieo mạ, nhổ mạ và cấy (đối với thóc cấy); gieo sạ (đối với ruộng gieo sạ), ngâm ủ giống, gieo cấy, bón phân, làm cỏ, dặm thóc, phun thuốc, gặt - vận chuyển, suốt thóc, phơi thóc, sấy thóc, thăm đồng, công khác) mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất thóc, phù hợp với giá công lao động trên thị trường tại thời điểm thuê lao động.

      Trường hợp hộ sản xuất thuê dịch vụ tưới, tiêu (thuê cả máy, nhiên liệu và công lao động), hoặc thuê khoán gọn dịch vụ bảo vệ thực vật (gồm thuốc, thuê máy và công phun) hoặc thuê máy gặt đập liên hoàn (gồm máy, công gặt, công tuốt thóc) và thuê vận chuyển thóc về nhà và đã hạch toán các khoản chi phí này vào mục Chi phí vật chất thì không tính vào mục Chi phí lao động.

      Chi phí lao động (đồng) = Số lượng ngày công (ngày công) nhân (x) Đơn giá ngày công (đồng/ngày công)

      - Xác định ngày công cho từng loại công việc

      Xác định số lượng ngày công lao động đã đầu tư thực tế: Do số lượng thời gian lao động đã bỏ ra cho từng loại công việc, từng khâu khác nhau trong một ngày nên cần phải quy về ngày lao động 8 giờ (ngày công tiêu chuẩn).

      Phương pháp quy đổi như sau:

      Trong đó:

      - VTC là ngày công tiêu chuẩn (ngày);

      - Vn là ngày công thực tế đầu tư (ngày);

      - Tt là thời gian (số giờ) làm việc thực tế trong ngày công do hộ sản xuất hồi tưởng hoặc ghi chép (giờ);

      - TQ là thời gian quy chuẩn 8 giờ/ngày công.

      Ví dụ:

      - Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 6 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

      - Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 12 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

      = 1,5 ngày công

      Cách xác định số lượng ngày công thực tế để quy đổi như sau:

      Trường hợp đã có định mức ngày công lao động trong định mức kinh tế - kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thì thực hiện theo định mức đó.

      Trường hợp chưa có các định mức kinh tế kỹ thuật hướng dẫn thì căn cứ vào kết quả điều tra ngày công thực tế hộ sản xuất đã đầu tư, hoặc số liệu thống kê gần nhất.

      - Xác định đơn giá tiền công:

      Hộ sản xuất thóc đi thuê lao động sản xuất hoặc tự tiến hành các khâu công việc của sản xuất thóc, đơn giá công lao động tính theo giá thuê thực tế trên thị trường phù hợp từng khâu công việc tại thời điểm sản xuất thóc.

      c) Tính giá trị sản phẩm phụ thu hồi Pth (nếu có)

      Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi để loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính. Sản phẩm phụ của thóc là rơm, rạ.

      Trường hợp hộ sản xuất có thu hồi sản phẩm phụ để bán thì trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất thóc (giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính bằng (=) số lượng sản phẩm phụ thu hồi nhân (x) giá bán sản phẩm phụ).

      Hộ sản xuất không thu hồi để bán thì không tính để loại trừ.

      d) Tính các khoản được hỗ trợ Pht(nếu có)

      Trường hợp hộ sản xuất được hỗ trợ cho sản xuất thóc theo các quy định của Nhà nước thì phải trừ đi khoản chi phí này để tính giá thành sản xuất thóc.

      Hộ sản xuất không được hỗ trợ thì không tính để loại trừ.

      Trên đây là tư vấn về tính năng suất thu hoạch thóc thực tế và chi phí sản xuất thóc thực tế. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 77/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn