Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/10/2017

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Khánh Ngân, đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Cho tôi hỏi: Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.       

    • Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

      1. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng và tuyển dụng lao động hàng năm của doanh nghiệp theo ngành, nghề, trình độ đào tạo cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

      2. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

      3. Tự tổ chức đào tạo, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.

      4. Tiếp nhận nhà giáo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, cập nhật, tiếp cận công nghệ mới; trả tiền lương cho nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận.

      5. Tiếp nhận người học đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả tiền lương cho người đến thực tập mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận; tiếp nhận người lao động vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động và không thu học phí đối với đối tượng này.

      6. Trả chi phí đào tạo, trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ đi học theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.

      7. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp.

      8. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, của cộng đồng và xã hội.

      9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 52 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

      Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 48/2015/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn