Việc chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/10/2017

Việc chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Đức Huy, công chức nhà nước đã về hưu, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau:  Việc chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!

(0915******)

    • Việc chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 102/2016/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

      Căn cứ dự toán chi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi theo quy định hiện hành về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

      Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm đối với tạm ứng, thanh toán kinh phí quản lý, bảo trì thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên công trình đường thủy nội địa như sau:

      a) Hồ sơ ban đầu:

      - Quyết định giao dự toán ngân sách năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      - Quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi, dự toán, các quyết định điều chỉnh (nếu có);

      - Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, chỉ định thầu hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành;

      - Hợp đồng đấu thầu, đặt hàng thực hiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;

      - Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về định mức, đơn giá thanh toán của nhiệm vụ (nếu có).

      Các đơn vị phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản các tài liệu cơ sở của nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; báo cáo kinh tế kỹ thuật, kèm theo quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, trong trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị, chỉ gửi một lần cho đến khi nhiệm vụ, dự án kết thúc, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh).

      b) Tạm ứng kinh phí:

      - Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu trong các trường hợp: Khoản chi phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc khoản chi mà hợp đồng có thỏa thuận bảo lãnh tạm ứng.

      - Giấy đề nghị tạm ứng;

      - Giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng);

      Các đơn vị thực hiện được tạm ứng tối đa không quá 60% giá trị dự toán, hoặc hợp đồng đã ký của khối lượng công việc được giao trong năm kế hoạch; phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi hoàn thành khối lượng nghiệm thu bàn giao theo quy định.

      c) Thanh toán:

      - Khi có khối lượng hoàn thành theo tiến độ, đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản các hồ sơ, chứng từ để thanh toán thu hồi lại số kinh phí đã tạm ứng; như sau:

      + Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

      + Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi không có hợp đồng), Bảng xác nhận giá trị khối lượng công việc, nhiệm vụ hoàn thành (đối với các khoản chi theo hợp đồng);

      Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số đã tạm ứng);

      - Khi đơn vị hoàn thành toàn bộ khối lượng, công việc theo dự toán, hợp đồng, đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước các hồ sơ, chứng từ sau để thanh toán hết số còn lại:

      + Biên bản nghiệm thu sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, kèm Bảng xác định giá trị khối lượng công việc, nhiệm vụ hoàn thành;

      + Thanh lý hợp đồng, hoặc báo cáo quyết toán chi phí khối lượng đã thực hiện hoặc hoàn thành (tổng hợp khối lượng và giá trị thực hiện);

      + Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

      + Giấy rút dự toán ngân sách.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về việc chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 102/2016/TTLT-BTC-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 102/2016/TTLT-BTC-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn