Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không? Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/09/2022

Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không? Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền? 

Chào anh chị. Hiện tôi đang sống ở chung cư bên Quận 5. Nhưng có nhiều ngày chủ nhật thì bên chung cư bật chuông báo cháy nhưng không thông báo khiến nhiều người lo lắng. Và tôi có thắc mắc là hành vi báo cháy giả có vi phạm pháp luật không?

Mong anh chị ban biên tập tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không? Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không?

      Tại Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001' onclick="vbclick('BB33', '374239');" target='_blank'>Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013' onclick="vbclick('34B21', '374239');" target='_blank'>Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, theo đó:

      1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

      2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

      3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

      4. Báo cháy giả.

      4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

      5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

      5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

      6. Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

      7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

      8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

      Như vậy, hành vi báo cháy giả là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính khi có hành vi báo cháy giả.

      2. Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

      Căn cứ Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '374239');" target='_blank'>Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn, như sau:

      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;

      b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.

      2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;

      b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

      Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '374239');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:

      1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

      2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:

      a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;

      b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

      c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

      d) Đơn vị sự nghiệp;

      đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

      e) Tổ hợp tác.

      4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

      Theo đó, cá nhân có hành vi báo cháy giả thì có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ là từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn