Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với Trụ sở của Bộ Y tế được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/11/2022

Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với Trụ sở của Bộ Y tế được quy định như thế nào? Xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy tại cơ quan Bộ Y tế? Người chỉ huy chữa cháy tại cơ quan Bộ Y tế được quy định như thế nào?

Xin được giải đáp.

    • 1. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với Trụ sở của Bộ Y tế được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 13 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022' onclick="vbclick('83617', '381163');" target='_blank'>Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

      1. Chánh Văn phòng Bộ chỉ đạo thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với Trụ sở của Bộ Y tế tại số 138A - 138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

      2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trụ sở riêng thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với trụ sở đơn vị mình theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

      2. Xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy tại cơ quan Bộ Y tế?

      Theo Điều 14 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022' onclick="vbclick('83617', '381163');" target='_blank'>Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như sau:

      1. Khi phát hiện xảy ra cháy.

      a) Bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh biết và báo cho Ban chỉ huy, Đội PCCC và CNCH cơ sở, những người, đơn vị có liên quan đến công tác PCCC. (Hoặc liên hệ số điện thoại thường trực bảo vệ Trụ sở cơ quan Bộ Y tế: 024.6273.2199).

      b) Hướng dẫn mọi người thoát nạn: Hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy.

      c) Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy.

      d) Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, chống cháy lan.

      2. Đội trưởng, Đội phó Đội PCCC và CNCH cơ sở, ngoài các công việc trên, còn thực hiện các công việc sau.

      a) Phân công, cử người đón, chỉ dẫn xe chữa cháy; giám sát, bảo vệ hiện trường và cứu tài sản.

      b) Huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy khác (nếu có).

      c) Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật để chữa cháy.

      3. Khi chữa cháy.

      a) Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

      b) Nếu đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió. Nếu có từ hai đám cháy trở lên thì có thể ưu tiên dập đám cháy phía đầu gió.

      c) Tuyệt đối không dùng chất lỏng (nước, bọt...) để chữa cháy thiết bị điện, mạng điện; có đất đèn, kim loại kiềm, hóa chất.

      d) Lực lượng PCCC và CNCH được phép mở cửa, phá khóa trong khi chữa cháy, thoát hiểm.

      đ) Việc thông báo sự cố và diễn biến cháy, người bị nạn, tài sản liên quan phải trung thực, đến đúng người có trách nhiệm. Việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phải tuân thủ đúng quy định. Không được tự ý phát ngôn, phát ngôn sai sự thật, thiếu trách nhiệm hoặc cho người không liên quan, không có trách nhiệm cung cấp thông tin.

      3. Người chỉ huy chữa cháy tại cơ quan Bộ Y tế được quy định như thế nào?

      Tại Điều 15 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022' onclick="vbclick('83617', '381163');" target='_blank'>Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định người chỉ huy chữa cháy như sau:

      1. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

      2. Trong trường hợp xảy ra cháy mà lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đến kịp thì Chánh Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (đối với đơn vị có trụ sở riêng) là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ vắng mặt thì Đội trưởng Đội PCCC và CNCH cơ sở của cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.

      3. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH đến nơi xảy ra cháy thì người đang chỉ huy chữa cháy có trách nhiệm báo cáo sơ bộ tình hình cháy và các biện pháp đã triển khai; bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn