Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ gì trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/10/2022

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ gì trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050? Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 là gì?

Mong nhận được giải đáp!

    • 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ gì trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050?

      Căn cứ Tiết a Tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021' onclick="vbclick('7793C', '377420');" target='_blank'>Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 như sau:

      a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

      - Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 trong vòng 06 tháng sau khi Chiến lược được phê duyệt.

      - Xây dựng hướng dẫn tích hợp các nội dung triển khai Chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.

      - Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược và các công cụ quản lý hỗ trợ thực hiện (cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê về tăng trưởng xanh; xây dựng và triển khai thí điểm “Chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp”).

      - Huy động nguồn lực, điều phối các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia; xác định những nhiệm vụ, dự án tăng trưởng xanh trọng điểm; xây dựng “Lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn kết với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng trung hòa các-bon”.

      - Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh; tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; xây dựng cơ chế ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ xanh; hoàn thiện thể chế, chính sách về khu công nghiệp sinh thái, tăng cường áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng, triển khai các chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.

      2. Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì?

      Căn cứ Tiết b Tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021' onclick="vbclick('7793C', '377420');" target='_blank'>Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 như sau:

      b) Bộ Tài chính

      - Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưởng xanh.

      - Xây dựng, hoàn thiện công cụ chính sách tài chính ưu đãi, các chương trình, giải pháp thúc đẩy thị trường vốn, bảo hiểm xanh; sử dụng các công cụ thuế phí để điều chỉnh hành vi tiêu dùng không hợp lý, có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.

      - Thành lập thị trường các-bon hướng tới phát triển đồng bộ cơ chế trao đổi quyền phát thải theo cơ chế thị trường.

      3. Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 là gì?

      Căn cứ Tiết c Tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021' onclick="vbclick('7793C', '377420');" target='_blank'>Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 như sau:

      c) Bộ Tài nguyên và Môi trường

      - Xây dựng và triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia theo thẩm quyền.

      - Thực hiện kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới theo thẩm quyền.

      - Chỉ đạo quản lý, xử lý chất thải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; xử lý các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách liên quan đến quản lý chất thải rắn, chất lượng không khí, môi trường làng nghề, môi trường nước và các lưu vực sông, môi trường biển và hải đảo; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường,

      - Xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tải nguyên, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

      - Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn