Các dự án quy mô nhỏ có phải lập báo cáo tác động môi trường không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/11/2016

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không có quy định về báo cáo tác động môi trường và được thay đổi thành kế hoạch Bảo vệ môi trường. Theo nghị định 179/2013/NĐ-CP năm 2013 thì tại điều 11, khoản 1 điểm d phạt tiền đối với hành vi không có bản cam kết Bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. Như vậy cơ quan chức năng xử lý doanh nghiệp tôi như vậy có đúng không. Tôi khiếu nại lên cơ quan nào thẩm quyền xử lý. Chân thành cảm ơn! nguyenminh***ql@gmail.com

    • Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các dự án quy mô nhỏ không phải lập báo cáo tác động môi trường thì phải có Kế hoạch Bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định (trừ một số đối tượng quy định trong Phụ lục của Nghị định 18/2015/NĐ-CP). Hiện nay, Chính phủ đang xem xét, ban hành Nghị định để thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (dự kiến ban hành trong tháng 11/2016), nếu trường hợp dự án của quý đơn vị thực hiện sau ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) thì việc xử lý của cơ quan chức năng như bạn nêu là không đúng quy định của pháp luật; trường hợp dự án, cơ sở sản xuất của quý đơn vị đã được triển khai trước ngày 01/01/2015 thì việc xử lý đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường là đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên cần phải xem xét thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện (tức là thời điểm triển khai dự án hoặc hoạt động của cơ sở đến ngày lập biên bản vi phạm hành chính là 02 năm; trong trường hợp quá 02 năm thì sẽ không áp dụng hình thức xử phạt tiền và xử phạt bổ sung nhưng vẫn buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định; trường hợp không phù hợp quy hoạch thì phải di dời đến địa điểm phù hợp theo quy định của địa phương).

      Việc giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo một trong hai hướng sau đây:

      - Khiếu nại theo cấp hành chính: việc khiếu nại lần đầu sẽ do cơ quan của người đã tiến hành xử phạt giải quyết; trường hợp quý đơn vị không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì sẽ khiếu nại đối với cấp hành chính cao hơn để giải quyết khiếu nại lần 2, 3,… theo quy định.

      - Khiếu nại quyết định hành chính ra tòa án nhân dân: quý đơn vị có thể khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt đến tòa án nhân dân cùng cấp để thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

      Bộ TNMT xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý cơ quan, tổ chức, cá nhân về Nghị định này.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn