Các hậu quả không được phép xảy ra khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Các hậu quả không được phép xảy ra khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng là gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang có công việc liên quan đến những quy định pháp lý trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Quý anh chị cho tôi hỏi: Các hậu quả không được phép xảy ra khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng là gì? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý anh chị!

    • Theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 12/2015/TT-BKHCN thì việc phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng không được phép gây ra các hậu quả sau:

      a) Gây tổn thương bức xạ cấp tính tới sức khỏe của dân chúng trong khu vực lân cận NMĐHN;

      b) Hạn chế việc sử dụng đất và nước trong thời gian dài trên diện rộng;

      c) Phát tán Cs-137 ra ngoài môi trường vượt quá 30 TBq;

      d) Sau ba tháng kể từ thời điểm xảy ra sự cố, tổ hợp các đồng vị phóng xạ khác đồng vị của Cesi lắng đọng gây ra nguy hại lớn hơn nguy hại do phát tán Cesi với giới hạn được đề cập tại điểm c khoản này.

      Các hậu quả không được phép xảy ra khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng được quy định tại Thông tư 12/2015/TT-BKHCN quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 4 Điều 12 Thông tư 12/2015/TT-BKHCN Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn