Các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/06/2017

Các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lê Tuấn Anh, tôi đang là một nhà đầu tư, kinh doanh trong nước và nước ngoài. Tôi vô cùng thích thú với vẻ đẹp và giá trị lịch sử của các món cổ vật. Do đó tôi thường xuyên mua các loại cổ vật như chén sứ, đĩa sứ, lục bình, ấn,... để sưu tầm và làm đồ trang trí. Trong số này có những món cổ vật trong bộ sưu tập tôi có rất nhiều món được ngư dân trục vớt, giá từ 5 triệu đồng đến vài tỷ đồng một chiếc. Nhưng có nhiều người bạn khi đến chơi và thưởng thức bộ sưu tập của tôi nói rằng tôi chỉ được sở hữu các món cổ vật có giá trị từ 10 tháng lương cơ sở trở xuống, còn hơn thì thuộc về nhà nước, nếu bị phát hiện sẽ bị tịch thu, làm cho tôi vô cùng lo lắng. Cho tôi hỏi, tôi có quyền sở hữu đối với các món cổ vật mà tôi đã bỏ tiền ra mua hay không? Cho tôi hỏi, nếu chiếc chén sứ này là cổ vật thì tôi có được quyền sở hữu nó không? Tôi có thể tìm hiểu tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Lê Tuấn Anh (anht*****@gmail.com)

    • Các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước. Cụ thể là:

      Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá dưới nước thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa dưới nước theo quy định của pháp luật.

      Căn cứ quy định trên thì cá nhân được quyền sở hữu các di sản văn hóa dưới nước. Di sản văn hoá dưới nước là di sản văn hoá vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các di tích, công trình xây dựng, địa điểm; di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng. Do đó, bạn có quyền được sở hữu các cổ vật được trục vớt trong bộ sưu tầm cổ vật của bạn.

      Tuy nhiên, bạn chỉ được sở hữu các di sản văn hóa nếu giao dịch mua, bán cổ vật của bạn không trái với quy định của phát luật. Cụ thể như, mua các món cổ vật được trục vớt từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền sở hữu đối với món cổ vật đó. Ví dụ như các món cổ vật có giá trị tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định thuộc sở hữu của người tìm thấy, trục vớt cổ vật đó; đấu giá tại các phiên đấu giá có đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; đấu giá cổ vật trong các phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức,...

      Trong trường hợp, bạn thực hiện giao dịch mua bán trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp thì bị tịch thu tịch thu các tang vật vi phạm (di vật, cổ vật, bảo vật) theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi mua bán trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp theo quy định tại Khoản 26 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn