Các tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư được quy định ra sao?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/11/2022

Các tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư được quy định ra sao? Hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM)? Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) gồm có nội dung gì?

    • Các tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư được quy định ra sao?

      Xin được hỏi, tiêu chí về môi trường để phân loại các dự án đầu tư được quy định như thế nào? Hỗ trợ theo quy định mới nhất.

      Trả lời:

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020' onclick="vbclick('6942B', '381861');" target='_blank'>Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:

      - Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

      - Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;

      - Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

      Hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM)?

      Theo quy định mới thì việc tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được thực hiện qua những hình thức nào?

      Trả lời:

      Theo Khoản 4 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020' onclick="vbclick('6942B', '381861');" target='_blank'>Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:

      - Tổ chức họp lấy ý kiến;

      - Lấy ý kiến bằng văn bản.

      Trân đây là những hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường.

      Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) gồm có nội dung gì?

      Khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì có những nội dung nào? Xin hỗ trợ theo quy định mới.

      Trả lời:

      Theo Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020' onclick="vbclick('6942B', '381861');" target='_blank'>Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể:

      - Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

      + Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

      + Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

      + Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

      + Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

      + Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

      + Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

      + Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

      + Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

      + Kết quả tham vấn;

      + Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn