Chính sách đồng quản lý rừng được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/03/2019

Là sinh viên năm cuối ngành quản lý rừng của một trường Đại học. Hiện đang thực tập tại Kiểm lâm huyện. Để chuẩn bị cho bài báo cáo sắp tới tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Chính sách đồng quản lý rừng được quy định như thế nào?

    • Chính sách đồng quản lý rừng được quy định tại Điều 4 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:

      - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thí điểm và xây dựng chính sách đồng quản lý rừng để tạo cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cùng với Ban quản lý khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng phòng hộ; doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở thỏa thuận về trách nhiệm quản lý bảo vệ, phát triển rừng; chia sẻ lợi ích hợp pháp tương xứng với sự đóng góp của các bên.

      - Nội dung

      + Các loại lâm sản, thủy, hải sản trong khu rừng mà việc khai thác, sử dụng không ảnh hưởng tới chức năng của khu rừng đó.

      + Nông, lâm sản dưới tán rừng, đất trống trong khu rừng.

      + Các khoản thu từ dịch vụ môi trường rừng.

      - Nguyên tắc

      + Đảm bảo sự thỏa thuận trực tiếp và tự nguyện giữa chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn rừng thông qua đại diện hợp pháp là Hội đồng quản lý.

      + Công khai, minh bạch, công bằng. Gắn trách nhiệm của các bên với lợi ích được chia sẻ.

      + Khai thác, sử dụng những lợi ích được chia sẻ không làm ảnh hưởng chức năng của rừng.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn