Chủ rừng là cá nhân có phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/11/2020

Xin hỏi về việc phòng cháy chữa cháy rừng, không biết trong trường hợp chủ rừng là cá nhân thì họ có phải lập phương án phòng cháy chữa cháy không?

    • Chủ rừng là cá nhân có phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng không?
      (ảnh minh họa)
    • Khoản 1 Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ' onclick="vbclick('5C9E6', '331524');" target='_blank'>Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:

      - Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

      - Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

      - Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

      Theo đó thì chủ rừng là cá nhân cũng có trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng. Phương án này được lập theo Mẫu 01 - Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

      Mu số 01

      PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG
      (Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư)

      1. Thông tin về chủ rừng

      - Tên chủ rừng: ............................................................................................................

      - Địa chỉ:......................................................................................................................

      - Điện thoại: ................................................................................................................

      2. Thông tin về khu rừng

      - Vị trí khu rừng: (địa danh, lô, khoảnh) .........................................................................

      - Loại rừng: (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); nguồn gốc hình thành rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên).

      - Diện tích: ……..(ha).

      3. Nội dung phương án

      a) Phòng cháy rừng: Kiểm tra, phát dọn vệ sinh rừng; thu gom vật liệu dễ cháy dưới tán rừng, chỉnh sửa, bổ sung biển báo, biển cấm lửa.

      b) Chữa cháy rừng

      Khi có cháy rừng xảy ra, báo tin về:

      - Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ quần chúng bảo vệ rừng: Họ và tên, số điện thoại………………………………………………………………………………………………….

      - Kiểm lâm địa bàn: ………………………., Số điện thoại.................................................

      - Hạt trưởng Kiểm lâm huyện: ………….., Số điện thoại .................................................

      - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: …………, Số điện thoại .................................................

      Thực hiện các biện pháp chữa cháy rừng

      - Tổ chức báo động (thông báo bằng kẻng, bằng loa, gọi điện thoại...) cho các chủ rừng xung quanh; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần khu vực cháy rừng để huy động lực lượng, công cụ tham gia chữa cháy.

      ………. ngày.... tháng.... năm ....

      ĐẠI DIỆN CHỦ RỪNG
      (Ký ghi rõ họ tên)

      * Ghi chú:

      - Phương án lập thành 03 bản; một bản gửi Kiểm lâm địa bàn; một bản gửi Trưởng thôn và một bản do chủ rừng giữ.

      - Chủ rừng tự xây dựng phương án với sự hướng dẫn của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ phụ trách lâm nghiệp của xã (nơi không có kiểm lâm địa bàn).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn