Chủ sở hữu công trình thủy lợi là ai?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/07/2017

Chủ sở hữu công trình thủy lợi là ai? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Thảo hiện đang sống và làm việc tại Cao Bằng. Tôi đang tìm hiểu về công trình thủy lợi để phục vụ cho nhu cầu của công việc. Tôi có thắc mắc muốn hỏi Ban biên tập về vấn đề thủy lợi. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chủ sở hữu công trình thủy lợi là ai? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    • Chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó:

      Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

      Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan tổ chức được nhà nước giao quyền hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

      Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:

      Hệ thống thủy lợi ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

      Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng, hàng trăm công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, 379 trạm bơm điện, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông. Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện, chống lũ cho cả vùng trung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn 30 vạn dân nông thôn, cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp ở các tỉnh.

      Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sông nhánh chính của hệ thống sông Hồng-Thái Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê hoàn chỉnh bảo vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong đó có 399 km đê sông, 194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển + cửa sông.

      Trên đây là tư vấn về chủ sở hữu công trình thủy lợi. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Thủy lợi 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn